Thiết Kế in Lịch Tết - Lịch Xuân

Lịch là một công cụ quảng cáo hiệu quả, các Công ty dùng lịch của Lịch để quảng cáo tên tuổi của mình đến khách hàng một cách hiệu quả với chi phí rất thấp. các loại lịch
- Lịch treo tường, lịch để bàn, lịch block.
- Lịch treo tường: loại 1 tờ, loại 7 tờ, loại 13 tờ.
- Cấu tạo theo dạng lò xo…

XƯỞNG IN MỸ THUẬT D2 - in Hà Nội
Địa chỉ: số 28 ngõ 26 Chùa Hà- Cầu Giấy - Hà Nội
ĐT: 0912 912 658 - 04.3901 3678
website: in hà nội - in tem bảo hành in phong bì
================in Hà Nội===

Thiet ke lich Cong ty

Lich treo tuong, lich de ban

IN LICH XUÂN 2009, in lich tết

Báo giá in, gia công, Lịch Xuân, Lịch tết, lịch 2010

STT

Số Lượng Quyển

Loại Lịch

Định Lượng (gsm)

Kích Thước (cm)

Đơn Giá (VND)

1

100 - 250

Lịch nẹp sắt 1 tờ

Couche 80

45 x 70

Liên hệ

250 - 500

500 - 1000

2

100 - 250

Lịch nẹp sắt 5 tờ

Couche 100

45 x 70

18,000

250 - 500

17,500

500 - 1000

16,000

3

100 - 250

Lịch lò xo 7 tờ

Couche 180

45 x 50

27,000

250 - 500

35 x 70

24,500

500 - 1000

35 x 70

23,000

4

100 - 250

Lịch để bàn đứng in nhũ (Trắng hoặc vàng) 1 mặt

Couche 230

(12 x22) (18 x 20)

22,500

250 - 500

22,000

500 - 1000

21,500

5

100 - 250

Lịch để bàn gấp 3 khúc

Couche 230

-

28,500

250 - 500

28,000

500 - 1000

27,500

6

Theo số lượng lịch

Bưu thiếp

Couche 230

-

2,200

7


Túi, hộp đựng lịch bàn

Couche 300

-

3,000

8


Tui giấy đựng lịch treo tường

Krapp

-

3,000

9


Tui nilon đựng lịch treo tường

-

-

2,500

Ghi chú

- Đơn giá trên chưa bao gồm thuế VAT 10%

- Đơn giá trên không bao gồm phí vận chuyển

- Báo giá chỉ có thể thay đổi theo từng thời điểm.

- Thanh toán bằng tiền mặt Việt Nam ngay sau khi giao hàng.

================================================

XƯỞNG IN MỸ THUẬT D2 - in Hà Nội
Địa chỉ: số 28 ngõ 26 Chùa Hà- Cầu Giấy - Hà Nội
ĐT:
0912 912 658 - 04.3901 3678
website: in hà nội - in tem bảo hành in phong bì
================in Hà Nội=

Lịch 2009 của bồ cũ Ronaldo gây sốt

Bộ ảnh lịch 2009 của bồ cũ Ronaldo gây sốt

Sở hữu thân hình lý tưởng, Gemma Atkinson liên tục nhận được các show quảng cáo, chụp ảnh tạp chí, MC và diễn viên. Mới đây cô vừa được mời đóng quảng cáo cho trò chơi điện tử, diễn kịch câm. Chưa dừng lại ở đó, người đẹp này còn vừa gây cơn sốt khi xuất hiện trong bộ lịch 2009.

Tuần trước, Daily Mail cho biết Gemma Atkinson đã nhận lời đóng vai nữ cảnh sát. Đây là đoạn phim quảng cáo cho trò chơi điện tử Command & Conquer mang tên Red Alert 3. Vừa qua, cô bồ cũ của Cristiano Ronaldo còn lấn sân sang cả sân khấu… kịch câm.

Theo đó, Gemma Atkinson sẽ vào vai… nam cùng bạn diễn là nam tài tử nổi tiếng, John Thomson. Vở kịch câm sẽ được trình diễn tại Manchester"s Opera House. Đây là lần đầu tiên người đẹp này thử sức trong lĩnh vực mới mẻ trên.

Về vai diễn mới, Gemma tiết lộ: “Nhận vai nam nên tôi sẽ không được sơn móng tay, không làm tóc, không trang điểm một chút nào. Tôi chỉ mặc quần sóc và bộ vest xanh đơn giản. Thế nhưng điều đó không làm mất đi vẻ sexy. Chỉ có điều sẽ sexy theo kiểu khác, không phải phong cách thường ngày của tôi.”

Chưa dừng lại ở đó, ngôi sao của chương trình I"m A Celebrity còn nhận được lời mời chụp ảnh lịch cho năm 2009. Mới đây một vài tấm hình của cô trong bộ lịch năm tới đã được tung lên mạng và ngay lập tức gây cơn sốt. Mặc dù chưa chính thức phát hành nhưng NXB bộ lịch này cho biết “chúng tôi đã nhận được rất nhiều đơn đặt hàng”.

Một vài tấm hình trong bộ lịch 2009 được tiết lộ:

Hình ảnh Gemma Atkinson trong quảng cáo game:

Các thang thời gian

Hiện có ba cách đo thời gian thông dụng:
*
Dựa vào sự quay của trái đất quanh trục của nó so với mặt trời hay các ngôi sao khác.
*
Dựa vào sự chuyển động quỹ đạo của trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
*
Dựa vào sự dao động các sóng điện từ sinh ra bởi sự chuyển tiếp lương tử ở nguyên tử.

Tương ứng với ba cách đo trên là các thang thời gian: thang thời gian mặt trời (và thời gian sao), thang thời gian động học, thang thời gian nguyên tử.


Thang thời gian mặt trời (và thời gian sao)


Giờ mặt trời.
Giờ mặt trời được xác định đựa vào vị trí của mặt trời so với kinh tuyến tại nơi quan sát: buổi sáng mặt trời ở phía đông kinh tuyến, lúc chính trưa ( hay Chính ngọ) mặt trời ở trên kinh tuyến và buổi chiều mặt trời ở phía tay kinh tuyến.
Giờ thường được ghi thêm AM. vào buổi sáng và PM. vào buổi chiều, viết tắt từ chữ Latin có nghĩa là khoảng trước và sau kinh tuyến (Ante Meridiem và Post Meridiem).
Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp mặt trời đi qua kinh tuyến là một ngày, đây là ngày mặt trời thực hay ngày mặt trời biểu kiến. Ngày mặt trời thực biến thiên theo thời gian nên trong thực tế người ta sử dụng giá trị trung bình gọi là ngày mặt trời trung bình, đồng hồ chúng ta đang sử dụng chỉ giờ của ngày mặt trời trung bình tại một kinh tuyến (có thể tới hơn 16 phút) gọi là phương trình thời gian, giá trị của phương trình thời gian được in trong lịch thiên văn hàng năm.
Giờ địa phương, giờ múi, giờ quốc tế, đường đổi ngày và giờ mùa hè:
Ngày mặt trời trung bình gắn liền với kinh tuyến tại nơi quan sát, ngày bao gồm 24 giờ, giờ được xác định cho kinh tuyến của một nơi gọi là giờ địa phương trung bình của nơi đó. ngày 1 tháng 11 năm 1884 Hội nghị kinh tuyến Thế giới họp tại Washington đã chia mặt đất thành 24 múi giờ giới hạn bởi 24 kinh tuyến cách đều nhau 15° (1 giờ), các địa phương nằm trong mỗi múi dùng thống nhất một giờ. Giờ múi là giờ địa phương trung bình của kinh tuyến chính giữa múi đó. Múi 0 là múi kinh tuyến giữa của nó đi qua Đài thiên văn Greenwich (Anh quốc), giờ múi số 0 được gọi là giờ quốc tế (UT).
Giờ UT(Universal Time), không phải là GMT (Greenwich Mean Time), vì theo một số tác giả nếu định nghĩa chặt chẽ thì hai đại lượng này khác nhau 12giờ.Thời gian trung bình cuả GMT được đo lúc mặt trời trung bình đi qua kinh tuyến, tức là lúc trưa trung bình, trong khi đó giờ quốc tế (UT) bắt đầu từ nửa đêm.
Bảng 1
Giờ cuả một số thủ đô và thành phố trên thế giới khi ở London là 12 giờ trưa
Accra (Ghana)
12g
Hamilton(Bermuda)
08g
Bombay(ấn Độ)
17g30
Algiers(Algeria)
13g
Hà Nội (Việt Nam)
19g
Narobi(Keya)
15g
Amterdam(Hà Lan)
13g
Hânva (Cuba)
07g
New York(Mỹ)
07g

Anchorage(Alaska)
03g
Hensiki (Phần Lan)
14g
Oslo (Nauy)
13g
Athens( Hy Lạp)
14g
Honolulu,Hawaii
02g
Panamá (Panama)
07g
Baghdad (IRắc)
15g
Istanbul(Thổ Nhĩ Kỳ)
14g
Paris( Pháp)
13g
Bangkok( Thái Lan)
19g
Jakarta (Indonesia)
19g
Praha (Czech)
13g
BắcKinh (Trung Quốc)
20g
Jerusalem(Israel)
14g
iga (Latvia)
Tuy nhiên đường biên của múi giờ có thể chạy vòng bao theo các lãnh thổ để thuận tiện và phù hợp với ý muốn của cư dân sinh sống ở đấy. Một trong số các đường biên chạy ngoằn nghèo như vậy là Đường đổi ngày ở giữa Thái Bình Dương dọc theo kinh tuyến 180°, đây là ranh giới giữa hai Bán Cầu Đông và Tây. Khi vượt qua Đường đổi ngày từ đông sang tây lịch phải lùi lại 1 ngày, theo chiều ngược lại, từ Tây sang Đông phải cộng thêm một ngày. ở nhiều nước bên ngoài chí tuyến (vĩ độ ±23°27¢), vào mùa hè đồng hồ được vặn sớm lên 1 giờ và đến mùa đông lại chỉnh như cũ, thời gian vặn sớm lên được gọi là Giờ mùa hè.
Sử dụng Giờ mùa hè nhằm mục đích tiết kiệm năng lượng vì đèn được bật muộn hơn một giờ vào buổi chiều tối, nhưng ở các nước trong chí tuyến điều này ít có ý nghĩa do thời gian mặt trời mọc hay lặn gần như không thay đổi mấy.
Việc chia thành các múi giờ chỉ trở thành vấn đề cấp bách ở Hoa Kỳ khi mạng lưới tầu hoả phát triển đã cho phép con người di chuyển hàng trăm dặm mỗi ngày. Cho đến năm 1860 các thành phố ở Hợp chủng quốc đều sử dụng giờ địa phương và các giờ này khác nhau xấp xỉ 1 phút mỗi khi di chuyển sang đông hoặc tây 12 dặm. Để khác phục tình trạng có tới hơn 300 giờ địa phương người ta đã thiết lập ra các múi giờ dành cho đường sắt, trước 1883 có 100 múi giờ đường sắt ở Hoa Kỳ.
Giờ Phương Đông :
Tại Trung Quốc thời xưa (và hiện nay vẫn còn dùng trong lịch âm dương) ngày được chia làm 12 giờ và dùng tên 12 chi để gọi giờ, thí dụ từ 23g đến 1 giờ là giờ tý, từ 1g đến 3 g là giờ Sửu… như bảng sau:
23-01
01-03
03-05
05-07
07-09
09-11
11-13
13-15
15-17
17-19
19-21
21-23

Sửu
Dần
Mão
Thìn
Tỵ
Ngọ
Mùi
Thân
Dậu
Tuất
Hợi
Mỗi giờ như vậy lại chia ra Sơ và Chính, như vậy ngày cũng gồm 24 phần như ngày nay. Trong một ngày hai nửa giờ Tí không liên tục, 23 giờ hôm trước gọi là Tí Sơ, 0 giờ là Tí Chính, 1 giờ là Sửu Sơ, 2 giờ Sửu Chính...Người Trung Quốc còn chia ngày thành 100 phần gọi là Khắc bằng 14 phút 24 giây.(cũng có tài liệu nói rằng Khắc bằng 1/5 giờ là 12 phút).
Một số nền văn hoá khác cũng chia ngày theo cách riêng cuả mình. Lịch Chaldée chia ngày thành 12 phần như Trung quốc , ở Ai Cập, Hy lạp và La mã cổ xưa ngày và đêm được chia riêng biệt thành 13 giờ bằng nhau. Độ dài của giờ như vậy (trừ vùng xích đạo) bị thay đổi theo mùa vì vào các mùa khác nhau ngày và đêm dài ngãn khác nhau. Hiện người theo đạo Hồi và đạo Do Thái còn sử dụng loại giờ thay đổi theo mùa này vào các mục đích tôn giáo. Lịch Do Thái chia giờ thánh 1080 phần gọi là halaqim (3.5 giây) và mỗi halaqim lại chia thành 76 phần nhỏ hơn . lịch ấn độ chia ngày thành 60 phần gọi là ghatikás (24 phút), và mỗi ghatikás chia làm 60 palas (24 giây). Lịch cách mạng Pháp chia ngày thành 10 giờ, chia giờ thành 100 phút mỗi phút 100 giây.
Giờ sao:
Cũng gióng như trường hợp giờ mặt trời nhưng tham chiếu ở đây là một ngôi sao, ngày sao là khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp ngôi sao đi qua kinh tuyến tại nơi quan sát, tức thời gian mà trái đất quay một lần quanh trục của nó. Độ dài ngày sao (gồm 24 giờ sao) ngắn hơn ngày mặt trời và chỉ bằng khoảng 23 giờ 56 phú và 4 giây. Giờ sao gắn với một kinh tuyến cụ thể gọi là giờ sao địa phương của kinh tuyến đó. Giờ sao thích hợp để xác định vị trí các ngôi sao tại thời điểm bất kỳ, thí dụ nếu một ngôi sao có xích kinh bằng 11g 30p 00gy thì vào 11g 30p 00gy giờ sao địa phương sẽ đi qua kinh tuyến tại nơi quan sát.
(Sở dĩ ngày sao ngắn hơn ngày mặt trời 4 phút vì trong khi quay quanh trục của mình trái đất cũng di chuyển trên quỹ đạo xung quanh mặt trời nên mặt trời không còn ở vị trí cũ như trước khi quay. Độ dài ngày sao không phải là một hằng số do các ảnh hưởng nhiễu loạn khác nhau. Ngày sao được dùng trong lịch hindu.
Thang thời gian động lực học:
Do chuyển động quay quanh trái đất bị chậm đi và có các dị thường không dự đoán trước được nên giờ quốc tế (UT) là một thang thời gian không đều, trong khi đó nhiều tính toấn cần độ chính xác cao (cơ học thiên thể, quỹ đạo, toạ độ…)đòi hỏi phải có thang thời gian đều. Từ 1960 đến 1983 các nhà thiên văn sử dụng Giờ lịch (ET- Ephemeris Time) được xác định bằng các định luật động lực học. Từ năm 1984 người ta dùng giờ động lực học (TRáI đấT) thay cho giờ lịch, giờ động lực học được đo bằng đồng hồ nguyên tử và thực chất là sự tiếp nối giờ lịch.
Các tính toán thiên văn phục vụ cho lịch pháp đều sử dụng thang thời gian TRáI đấT, sau đó chuyển qua dân sự UT, giá trị chính xác của hiệu DT=TD-UT chỉ được xác định qua quan sát thực nghiệm. Bảng 2 trình bày một số số liệu DTtừ năm 1620 đến 1998, các số liệu này được lấy từ Astronomical Almanac For 1988 (Washington) và tài liệu [3].
Các nhà thiên văn còn phân biệt giờ động lực học khối tâm (barycentric Dynamical Time-TDB) và Giờ động lực học trái đất . Hai thang giờ này khác nhau nhiều nhất cũng chỉ 0.0017 giây do hiệu ứng chuyển động tương đối của trái đất trên quỹ đạo quay quanh mặt trời. Do vậy ở đây sự sai biệt trên được bỏ qua và dùng chung một ký hiệu chỉ giờ động lực học là Trái đất.
Bảng 2

DT=TD-UT
Năm DT

1620 +121


1700 +7


1780 +16


1860 +7.7


1940 +24.3

1630 +82


1710 + 9


1790 +16


1870 +1.4


1950 +29.1

1640 +60


1720 +10


1800 +13.1


1880 -5.5


1960 +33.1

1650 +46


1730 +10


1810 +12.0


1890 -6.0


1970 +40.2

1660 +35


1740 +11


1820 +11.6


1900 -2.8


1980 +50.5

1670 +24


1750 +12


1830 +7.1


1910 +10.4


1900 +56.9

1680 +14


1760 +14


1840 +5.4


1920 +21.1


1998 +63.0

1680 +8


1770 +15


1850 +6.8


1930 +24.0


















Thang thời gian nguyên tử và giây nhuận:


Đơn vị giây của thang thời gian nguyên tử được xác định bằng số đếm chu kỳ bức xạ tương ứng với sự chuyển tiếp đặc trưng giữa các mức của nguyên tử cesium 133 (Cs-133), định nghĩa này không liên quan tới bất kỳ hiện tượng thiên văn nào.

UTC và giây nhuận:

Với sự ra đời của đồng hồ nguyên tử có độ chính xác cao các nhà khoa học thấy rõ nhược điểm của việc đo thời gian dựa trên chuyển động của trái đất vốn luôn bị dao động. Năm 1967 giây được định nghĩa lại nhưng sự phối hợp giữa UT ( dựa trên chuyển động của trái đất) và định nghĩa mới vẫn tỏ ra không thoả đáng. DO vậy vào tháng 1 năm 1972 người ta đưa ra giờ quốc tế phối hợp ( Universal Time Coordinated-UTC) làm cơ sở cho hệ thống thời gian dân sự trên toàn thế giới. UTC được đo bằng các đồng hồ nguyên tử nhưng khi nào sự chênh lệch giữa thời gian nguyên tử và thời gian dựa trên sự quay của trái đất vượt quá 0.9 giây thì người ta thực hiện sự điều chỉnh 1 giây đó ở UTC, gọi là giây nhuận. điều này xảy ra trung bình mỗi năm 1 lần.


* Ngày:


Ngày Mặt trời trung bình đư­ợc đề cập ở mục 3.1 là đơn vị cơ bản của thời gian (và lịch pháp) trong cuộc sống dan sự cũng như­ trong các thực hành thiên văn học. Ngày chúng ta sử dụng bắt đầu từ nửa đêm đến nửa đêm tiếp theo và bao gồm 24 giờ, tuy vậy các lịch đánh dấu thời điểm bắt đầu ngày theo lối riêng và cũng nhóm ngày thành tuần, tháng, năm hay chu kỳ lớn hơn theo các cách khác nhau. Thời x­a cách đơn giản nhất để tính độ dài ngày là tính từ lúc Mặt trời mọc hay lặn đến thời điểm Mặt trời mọc hay lặn kế tiếp, bởi vì hiện t­ượng này có thể quan sát dễ dàng. lịch Hồi giáo, Do thái và một loại lịch của iran) tính ngày bắt đầu từ lúc Mặt trời lặn, trong khi đó lịch Hindu sử dụng Mặt trời mọc làm mốc để đánh dấu ngày. Ngày của lịch cách mạng pháp bắt đầu từ nửa đêm này đến nửa đêm sau. Định độ dài ngày từ nửa đêm đến nửa đêm hay từ giữa tr­a này đến giữa tr­a ( nh­ lịch Ai cập) thì chính xác hơn là tính từ thời điểm Mặt trời mọc hay lặn, thí dụ nh­ ở London Mặt trời mọc thay đổi từ 3g42’ đến 8g06’ sáng, Mặt trời lặn có thể xẩy ra từ 3g51’ đến 8g21’ chiều, trong khi đó thời khác giữa đêm chỉ biến đổi trong vòng nửa giờ. Vì lẽ đó mà ở thế kỷ 12 tr­ớc c.n ngư­ời Trung Quốc coi tiếng gà gáy(2 giờ sáng) là lúc bắt đầu ngày như­ng sau đó chuyển sang sử dụng ngày từ nửa đêm đến nửa đêm.

Ngày Julius:

Ngày Julius đ­ược đánh dấu bằng số ngày và phần thập phân của ngày đếm liên tục từ 12 g quốc tế ngày 1 tháng 1 năm 4713 trước Công nguyên ( theo ngôn ngữ thiên văn 1.5 tháng 1 năm -4712). Ngày julius kí hiệu là JD (Julian Day), đôi khi để ám chỉ thang thời gian lịch ng­ười ta còn sử dụng kí hiệu là JDE (Julian Ephemeris Day). Trong các phép tính thiên văn hay lịch pháp ng­ười ta sử dụng đơn vị gian nữa là thế kỷ Julius (100 năm Julius) bằng 36525 ngày.


Ngày Julius giúp chúng ta tính nhanh đ­ược số ngày trôi qua giữa hai thời điểm nào đó và có vai trò đặc biệt trong tính toán lịch, việc chuyển đổi giữa các loại lịch ( nh­ư từ lịch Dương sang lịch Âm d­ương hoặc ngư­ợc lại) thực hiện qua tham số trung gian là Ngày Julius sẽ đơn giản hơn dễ dàng hơn là chuyển đổi trực tiếp.


Thí dụ: JD t­ương ứng với ngày 30 tháng 4 năm 1975 là 2442533 và JD tương ứng với ngày 2 tháng 9 năm 1945 là 2431701, như vậy cuộc kháng chiến dành độc lập và thống nhất của nhân dân Việt nam kéo dài


2442533 ngày-2431701 ngày = 10832 ngày!


Mốc 4712 tr­ước c.n xuất phát từ chu kỳ Julius (7980 năm Julius) do học gỉa ngư­ời pháp tên là Joseph Scaliger đặt ra vào năm 1582 sau c.n, chu kỳ Julius là bội số chung nhỏ nhất của 3 số là 28, 19, 15 (7980 năm =28x15x19 năm). 28 năm đư­ợc gọi là chu kỳ Mặt trời ( sau 28 năm ngày và thứ trong tuần ở lịch Julius trở lại giá trị ban đầu), 19 năm là độ dài chu kỳ Meton ( sau mỗi chu kỳ meton Mặt trăng có pha giống nhau vào xấp xỉ cùng một ngày) và 15 năm là chu kỳ thuế của Lamã. Mỗi năm được Joseph Scaliger ký hiệu bằng ba số tương ứng với ba chu kỳ trên là S (chạy từ 1 đến 28), G (từ 1 đến 19) và I (từ 1 đén 15). Ngày sinh của chúa Giê Su (do Dionysius exiguus xác định) t­ương ứng với (9,1,3) do đó Joseph Scaliger chọn năm bắt đầu là (1,1,1) và năm này chính là mốc 4713 tr­ước c.n.


* Tuần lễ :


Nguốn gốc 7 ngày của tuần một mặt quan hệ tới bốn chu kỳ xấp xỉ 7 ngày của pha Mặt trăng (Sóc- Thư­ợng Huyền - Vọng- Hạ huyền), mặt khác đây là con số được người Babylon tin một cách thần bí, có thể do t­ương ứng với 7 hành tinh. Ng­ười Do Thái là những người đầu tiên sử dụng 7 ngày trong một tuần mặc dù có khả năng họ tiếp thu khái niệm này từ các nhà chiêm tinh Chaldea ( vùng đất hiện nay là phía Đông Nam irắc). Theo kinh cựu ước thì chúa tạo ra thế giới trong 6 ngày và nghỉ vào ngày thứ 7. ở Phư­ơng Tây tuần lễ bắt đầu đư­ợc sử dụng từ thế kỷ thứ 3 sau c.n và trong nhiều ngôn ngữ thì tên ngày trong tuần liên quan đến 7 thiên thể được người cổ đại biết đến là Mặt trời, Mặt trăng, Hỏa tinh, Thủy tinh, Mộc tinh, Kim tinh và thổ tinh (Tư­ơng ứng với các ngày từ chủ nhật đến thứ bẩy). Tuy nhiên ở một số ngữ khác như­ ả rập, Bồ Đào Nha, hay Do Thái thì các ngày trong tuần đ­ược gọi tên theo số thứ tự.


Trong lịch sử đã có các tuần không phải bẩy ngày như tuần 4 ngày ở Congo, tuần 5 ngày ở châu Phi và n­ước Nga năm 1929, tuần 8 ngày ở Cộng hòa La Mã… ở một số nơi như­ Hy Lạp, Ai Cập vào thời cổ đại tháng đ­ợc chia làm 3 phần. Tại Trung Quốc ít nhất từ thời Đế Nghiêu cách đây 4200 năm ng­ời ta đã dùng đơn vị tuần và mỗi tuần gồm 10 ngày là th­ợng tuần, trung tuần, hạ tuần (Hạ tuần có thể có 9 hoặc 10 ngày tùy theo tháng thiếu hay đủ). Tuần còn được sử dụng như số đếm 10, thí dụ dùng bát tuần để nói về tuổi có nghĩa là 80 tuổi. Trong tiếng Việt 10 ngày đầu tháng người ta thêm từ “Mồng”, như­ Mồng một, Mồng hai…


Ngư­ời Chaldea là những người đầu tiên đặt tên cho các ngày trong tuần theo thứ tự lập lại, vào năm 321 sau c.n Hoàng đế Constantine đã để tuần lễ 7 ngày vào lịch La Mã và truyền bá điều này trong thế giới Cơ đốc.


Theo Pgs.Lê Thành Lân [6] thì phư­ơng Đông 7 ngày trong tuần trùng với thứ tự của thất tinh trong Nhị thập bát tú là Nhật, Nguyệt, Hỏa, Thủy, Mộc, Kim, và Thổ, đây là điểm giống nhau giữa Phư­ơng Đông và ph­ương Tây. Trung quốc dùng chữ tinh kỳ ghép với các số 1,2,3, 4, 5, 6 để chỉ từ thứ hai đến thứ bẩy., chủ nhật gọi là “tinh kỳ nhật”


* Tháng:


Tuy trong công lịch (lịch Gregorius) sử dụng trên thế giới hiện nay tháng không còn liên hệ với một hiện tượng thiên văn cụ thể nào nh­ng ở nhiều lịch khác khái niệm này vẫn gắn bó chặt chẽ vơí tuần trăng. Tùy theo việc chọn thiên thể tham chiếu là Mặt trời hay một ngôi sao mà ta có tháng giao hội hoặc tháng sao. Nếu chọn tham chiếu là một điểm trên Bạch đạo (Cận điểm hay tiết điểm ) thì tư­ơng ứng sẽ là Tháng cận điểm hay tháng tiết điểm. Theo đó, tháng giao hội là khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp Mặt trăng quay trở lại vị trí Sóc (không trăng) và các tháng Sao, cận điểm hay tiết điểm cũng được định nghĩa tương tự, trong đó thay vì điểm Sóc là một ngôi sao, Cận điểm hay tiết điểm.


Độ dài tháng giao hội không phải là một hằng số, thay đổi từ khoảng 29.27 đến 29.54 ngày, giá trị trung bình là 29.530589 ngày. Giữa độ dài thực tế và độ dài trung bình có thể lệch nhau tới 14 giờ. Giá trị xấp xỉ của tháng giao hội được sử dụng trong tất cả các lịch Âm và lịch âm dương, trừ lịch Trung Quốc (và lịch Việt Nam), hai lịch này đòi hỏi phải tính chính xác các thời điểm Sóc. Độ dài trung bình của tháng sao là 27.32166 ngày và của tháng cận điểm là 27.55455 ngày, giá trị xấp xỉ của tháng cận điểm được dùng để tính vị trí của mặt trăng trong lịch âm dương Hindu hiện đại.


* Năm:


Lịch chỉ có thể phản ánh được thời tiễt cũng như các mùa nếu độ dài năm lịch phù hợp với thời gian của một vòng mặt trời chuyển động trên Hoàng đạo. Một ngày mặt trời dịch chuyển khoảng gần 1 độ trên Hoàng đạo nên sau hơn 360 ngày sẽ hoàn thành một vòng 360 độ, thời gian mà mặt trời quay trở lại vị trí nhất định (chẳng hạn chùm sao Song ngư) thường được xem là một năm. Tuy nhiên, khoảng thời gian trái đất quay trở lại một điểm cố định trên quỹ đạo ( tương ứng với một vòng chuyển động biểu kiến của mặt trời trên Hoàng đạo) không bằng nhau mà tuỳ thuộc vào điểm xuất phát trên quỹ đạo được chọn là điểm nào. Sở dĩ có sự chênh lệch này là do chuyển động của trái đất không đều vì bị các lực hấp dẫn từ mặt trời và các hành tinh khác làm nhiễu loạn, mặt khác tốc độ của trái đất trên quỹ đạo elip thay đổi lúc nhanh lúc chậm và vị trí điểm Xuân phân lại bị dịch chuyển do tuế sai.


(Hướng trục quay của trái đất không cố định trong không gian mà thực hiện một di chuyển chậm gọi là tuế sai, do tuế sai nên trục trái đất quay chậm xung quanh Cực Hoàng đạo với chu kỳ khoảng 26000 năm (hiện nay trục trái đất hướng về sao bắc cực nhưng 13000 năm sau sẽ chỉ hướng về sao Vega).

Kết quả là giao điểm của xích đạo trời với Hoàng đạo, tức điểm Xuân phân dịch chuỷen khoảng 50’’ mỗi năm về hướng Tây dọc theo Hoàng đạo. Tuế sai xẩy ra do lực hấp dẫn của mặt trời và mặt trăng tác dụng lên phần lồi ra ở xích đạo trái đất.)


Để chỉ khoảng thời gian mặt trời di chuyển một vòng trên Hoàng đạo các tài liệu sử dụng nhiều tên khác nhau như năm thời tiết, tuế chu, năm mặt trời, năm xuân phân .. Các thuật ngữ này đều ám chỉ cung tới một đại lượng bằng khoảng 365.2422 ngày SI (Hệ thống đơn vị quốc tế). Đại lượng này xấp xỉ bằng giá trị trung bình của độ dài các năm được tính từ tất cả các điểm trong quỹ đạo. đây chính là năm xuân phân trung bình do các nhà thiên văn định nghĩa và trong sách này được gọi chung là năm xuân phân, cách gọi này phù hợp với thông lệ chung mặc dù đúng ra năm xuân phân được xác định từ một điểm cụ thể trên quỹ đạo là điểm xuân phân và có độ lớn sai lệch so với độ dài trung bình trên.


Cũng tương tự như đối với tháng, ngoài năm xuân phân còn có năm sao, năm cận điểm và năm tiết điểm. Một khái niệm nữa được dùng trong lịch pháp và thiên văn là năm Julius có độ dài bằng 365.25 ngày.


Nhà thờ Cơ đốc giáo duy trì năm lịch sao cho khớp với năm xuân phân để ngày xuân phân rơi vào ngày 21tháng 3 hoặc gần ngày đó, nguyên do là ngày lễ phục sinh, một lễ quan trọng của Cơ đốc giáo được tính vào ngày chủ nhật trùng hoặc sau ngày trăng tròn đầu liên tiếp theo ngày xuân phân.


Độ dài năm xuân phân thay đổi theo thời gian, vào năm 1900 là 365.242196 ngày, hiện gần bằng 365.242190 ngày và đến năm 2100 sẽ xấp xỉ 365.242184 ngày (giảm khoảng 1.3x10-5 ngày trong một Thế kỷ ). Độ dài trung bình của năm sao là 365.256363 ngày dài hơn năm xuân phân khoảng 20 phút, độ dài năm cận điểm là 365.259636 ngày. lịch cách mạng Pháp sử dụng giá trị trung bình của năm xuân phân còn lịch Hindu hiện đại dùng giá trị xấp xí của cả năm xuân phân và năm sao.

(Theo Lịch Việt Nam Thế kỷ XX-XXI, tác giả Thạc sỹ Trần Tiến Bình, ban lịch nhà nước)

Thuyết âm dương ngũ hành

Âm dương:


Âm dương không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà thuộc tính của mọi hiên tượng mọi sự vật, trong toàn thể vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết.


Âm dương là hai mặt đối lập: Mâu thuẫn - Thống nhất, chuyển hoá lẫn nhau, dựa vào nhau mà tồn tại, cùng triệt tiêu thay thế nhau. Trong dương có mầm mống của âm, ngược lại trong âm có mầm mống của dương. Trong tất cả các yếu tố không gian, thời gian, vật chất ý thức đều có âm dương. Âm dương không những thể hiện trong thế giới hữu hình kể cả vi mô và vĩ mô mà còn thể hiện cả trong thế giới vô hình, hay gọi là thế giới tâm linh như tư duy, cảm giác, tâm hồn …từ hiện tượng đến bản thể..


Ngũ hành:


Có 5 hành: Hoả (lửa), Thổ (Đất), Kim (Kim loại), Thuỷ (nước, chất lỏng). Mộc (cây cỏ). Theo quan niệm cổ xưa thì mọi vật chất trong vũ trụ đầu tiên do 5 hành đó tạo nên.


Ngũ hành có quy luật sinh, khắc chế hoá lẫn nhau. Để bạn đọc dễ hiểu, dễ nhớ chúng tôi xin trình bày luật tương sinh, tương khắc dưới dạng mấy câu ca dao sau:


Ngũ hành sinh:

Ngũ hành sinh thuộc lẽ thiên nhiên:

Nhờ nước cây xanh mới mọc lên (Thuỷ sinh mộc- màu xanh)

Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ (Mộc sinh hoả- màu đỏ)

Tro tàn tích lại đất vàng thêm (Hoả sinh thổ: Màu vàng)

Lòng đất tạo nên kim loại trắng ( Thổ sinh kim: màu trắng)

Kim loại vào lò chảy nước đen (Kim sinh thuỷ- màu đen)


Ngũ hành khắc:


Ngũ hành tương khắc (lẽ xưa nay)

Rễ cỏ đâm xuyên lớp đất dày ( Mộc khắc thổ: Tụ thắng tán)

Đất đắp đê cao ngăn lũ nước (Thổ khắc Thuỷ: Thực thắng hư)

Nước dội nhanh nhiều tắt lửa ngay (Thuỷ khắc hoả: chúng thắng quả, nhiều thắng ít)

Lửa lò nung chảy đồng, chì, thép (Hoả khắc kim: Tinh thắng kiên)

Thép cứng rèn dao chặt cỏ cây ( Kim khắc mộc: cương thắng nhu).


Ngũ hành chế hoá:


Chế hoá là ức chế và sinh hoá phối hợp nhau. Chế hoá gắn liền cả tương sinh và tương khắc. Luật tạo hoá là: mọi vật có sinh phải có khắc, có khắc sinh, mới vận hành liên tục, tương phản tương thành với nhau.


Mộc khắc Thổ thì con của Thổ là Kim lại khắc Mộc

Hoả khắc Kim thì con của Kim là Thuỷ lại khắc Hoả

Thổ khắc Thuỷ thì con của Thuỷ là Mộc lại khắc Thổ

Kim khắc Mộc thì con của mộc là Hoả lại khắc Kim

Thuỷ khắc Hoả thì con của Hoả là Thổ lại khắc Thuỷ


Nếu có hiên tượng sinh khắc thái quá không đủ, mất sự cân bằng, thì sẽ xảy ra biến hoá khác thường. luật chế hoá duy trì sự cân bằng: bản thân cái bị khắc cũng chứa đựng nhân tố (tức là con nó) để chống lại cái khắc nó.

Tính chất các sao và thuyết “thiên nhân tương ứng”

Ngày giờ nào tốt hay xấu? Tốt xấu đối với việc gì? Tuỳ thuộc vào tính chất của các ngôi sao ngự trị trái đất trong ngày giờ đó, những sao có sẵn trong thiên văn học cổ đại, nhưng cũng có nhiều ngôi sao ước lệ, tuỳ theo tính chất và quy luật vận hành mà đặt tên.


Trong thuật chiêm tinh có tên chung gọi là “Thần sát” (Sát đồng nghĩa với tinh=Sao). Theo chu kỳ vận hành, Thần sát có 3 loại:

*
Niên Thần Sát (Theo chu kỳ năm: năm nào chiếu vào ngày nào).
*
Nguyệt thần sát ( Tháng nào chiếu vào ngày nào trong tháng).
*
Nhật thần sát (Ngày nào cũng có nhưng mỗi ngày chiếu vào một giờ).

Người xưa hình dung mỗi ngôi sao trên một bầu trời do một vị thần cai quản dưới sự điều khiển chung của ông trời.


Về tính chất mỗi sao một khác đối với từng việc và có mức độ khác nhau, đại thể chia ra làm 2 loại: Cát tinh (sao tốt) và hung tinh (sao xấu). Trong thiên văn học cổ đại không có sao tốt, sao xấu, vậy căn cứ vào đâu thuật chiêm tinh quy định sao tốt hay sao xấu?


Cơ sở triết học là kinh dịch, là thuyết “Thiên nhân tương ứng” (mối quan hệ giữa Trời và Đất và con người, giữa con người và vạn vật trong vũ trụ ), là luật âm dương ngũ hành xung hợp, sinh khắc, chế hoá lẫn nhau, thêm vào đó là tín niệm tôn giáo: Mọi hoạ phúc trên đời đều do một lực siêu nhiên có uy quyền sắp xếp.Nhưng thuật chiêm tinh không hoàn toàn lệ thuộc vào số phận mà luôn phát huy chủ thể của con người. Mọi việc của mình, vì mình phải luôn do mình chủ động gánh vác, chịu trách nhiệm, tìm đến việc chọn ngày giờ để nắm đúng thời cơ, hợp ý trời, thuận lòng người ( Theo thuyết “Thiên nhân tương ứng”).

Chuẩn số liệu lịch 2008: Muộn còn hơn không

VietNamNet)- Nhà quản lý thì chưa thể tự mình khẳng định số liệu nào là chính xác nhất, tiên tiến nhất, vậy thì, trước đây cũng như giờ đây – tuy đã muộn – nên sớm lập một Hội đồng khoa học như ông Tùng đề nghị: “Muộn còn hơn không”.

PGS-TS Lê Thành Lân.
Trước tiên, để khỏi có sự hiểu lầm, tôi xin thanh minh, tôi chỉ là một người nghiên cứu độc lập về lịch và rất nặng lòng với lịch cổ của dân tộc. Tôi biết rằng việc quản lý về lịch, tính lịch cho tương lai và công bố các số liệu lịch cụ thể cho năm tới là nhiệm vụ (còn là quyền hạn và trách nhiệm) của Ban lịch Nhà nước (BLNN) trước đây mà mới rồi được đổi tên thành Phòng nghiên cứu lịch (PNCL) và cơ quan cấp trên trực tiếp là Trung tâm thông tin tư liệu (TTTTTL). Tôi không bận tâm lắm về công việc của họ. Nhưng với sở trường của mình, trước khi bàn chuyện hôm nay, tôi muốn cùng độc giả ôn lại chuyện xưa.

Cố học giả Hoàng Xuân Hãn đã chứng minh rằng: từ thời Lý, cụ thể từ năm 1080 lịch ta đã khác lịch Trung Quốc. Bản thân tôi đã phát hiện ra lịch Việt Nam từ năm 1544 đến năm 1903 trong ba cuốn lịch cổ được các cơ quan làm lịch xưa tính toán, biên soạn và in ấn theo lệnh nhà vua hiện còn ở các thư viện. Theo gương cha ông, từ năm Mậu Thân – 1968 ta lại bắt đầu soạn lịch riêng cho các năm tới sau hơn 20 năm gián đoạn không soạn lịch (từ năm Ất Dậu – 1945 đến năm Đinh Mùi – 1967).

Ngày xưa các lịch quan thường tính lịch cho nhiều năm sau, thậm chí hàng chục, hay hàng trăm năm, đó là lịch dự soạn, lịch này chỉ có tính khoa học, ghi vào các cuốn “Tích niên lịch”, tức là lịch của nhiều năm. Nguyên sách ấy thường gọi là “Vạn niên lịch”, nhưng sau này do kỵ húy vua Càn Long nhà Thanh có tên là Hoằng Lịch nên đổi gọi là “Vạn niên thư”.

Loại này có khi còn gọi là “Bách niên lịch” hoặc “Nhị bách niên lịch” tùy theo dung lượng lịch của nó cụ thể là 100 năm hay 200 năm. Đó là loại thứ nhất; còn loại thứ hai của “Tích niên lịch” thường gọi là Bách trúng kinh, tập hợp lịch các năm đã qua, tức là các lịch từng được ban bố, đương thời từng được sử dụng.

Theo chúng tôi được biết, ở Hà nội, thuộc loại một hiện có cuốn “Khâm định vạn niên thư” do Khâm thiên giám triều Nguyễn soạn và khắc in vào năm 1850 và cuốn “Thành Thái bách niên lịch 1889-1988” do Lê Hữu Ích soạn vào giữa đời Thành Thái, khoảng năm 1900. Ở cuốn “Khâm định vạn niên thư”, lịch từ năm 1544 đến năm 1850 là lịch từng được dùng ở đương thời, còn lịch từ năm 1850 đến năm 1903 chỉ là lịch dự soạn.

Thuộc loại thứ hai có cuốn “Bách trúng kinh” được khắc in vào thời Lê và cuốn “Lịch đại niên kỷ bách trúng kinh” được Viễn Đông Bác cổ Pháp cho chép vào khoảng các năm 1904-1907.

Cuốn “Hoàng triều Minh Mệnh vạn niên thư, Nguyên Hòa 12 niên – Tự Đức 15 niên (1544-1861)” mà Kỹ sư Nguyễn Mậu Tùng từng đọc vào những năm sáu mươi thế kỷ trước được khắc in vào năm Bính Thân – 1836. Ở đấy, người xưa soạn sẵn lịch cho 25 năm sau. Cuốn “Khâm định vạn niên thư”, ký hiệu R2200 ở thư viện Quốc gia được khắc in vào năm 1850, in lịch nước ta từ năm 1544 đến năm 1903, đã soạn sẵn lịch cho 53 năm sau. Những con số 25 năm hay 53 năm đã nói lên tầm nhìn xa của người xưa.

Ở đây tôi xin liên hệ ngay: Năm 1967, ta công bố lịch cho các năm từ Mậu Thân – 1968 đến năm Canh Thìn – 2000, tức là soạn sẵn cho 33 năm sau. Tiếp theo, dường như còn muốn dành việc cho người sau, trước khi về hưu, năm 1992, nguyên Trưởng Ban lịch Nhà nước Nguyễn Mậu Tùng đã soạn thêm lịch của 10 năm, từ năm Tân Tị - 2001 đến năm Canh Dần – 2010 đã được Hội đồng nghiên cứu và xét duyệt lịch Nhà nước thông qua ngày 26/6/1992 in trong cuốn “Lịch Việt Nam 1901-2010”.

Như vậy là có lịch soạn sẵn cho 18 năm sau. Từ năm 1998 Ban Lịch Nhà nước đã có một đề tài trong đó có nội dung biên soạn lịch Việt Nam thế kỷ 21. Phần lịch do Thạc sĩ Trần Tiến Bình biên soạn nằm trong đề tài này, đã được một Hội đồng Khoa học của Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia nghiệm thu vào năm 2001, sau này ông in trong cuốn “Lịch Việt Nam thế kỷ XX-XXI (1901-2100)”, Nxb Văn hóa – Thông tin, 2005.

Không biết vì nguyên nhân nào ngoài khoa học mà đề tài của Thạc sĩ Trần Tiến Bình nhiều năm không thành lập được Hội đồng Khoa học để xét duyệt lịch cho những năm từ 2011 về sau. Đặc biệt là vào năm 2002, một dự thảo văn bản thành lập Hội đồng khoa học để xét duyệt lịch đã được Giáo sư Đặng Vũ Minh ký mà cũng bị cấp dưới ém đi, không hoàn tất được để thi hành! Vào lúc đó, nếu Hội đồng được lập thì công trình của ông Bình là một “ứng cử viên” sáng giá và chúng ta đã sớm có một lịch cho nhiều năm tới.

Nay đã là năm 2007 mà chưa xét duyệt được lịch cho 4 năm sau là năm 2011. Thật xấu hổ với người xưa. Đã nhiều lần, từ năm 2001 cho đến giữa năm ngoái, tôi đã có ý kiến về việc này qua các thư phản ảnh, thư kiến nghị, nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Trách nhiệm này trước tiên thuộc về tân Trưởng phòng Phòng nghiên cứu lịch Trịnh Tiến Điều và cả ông Đoàn Dũng, Giám đốc TTTTTL – người chịu trách nhiệm về nền lịch pháp Việt Nam hiện nay.

Ngày xưa, hàng năm, các lịch quan theo các cuốn “Vạn niên thư” đã soạn sẵn mà rà soát kỹ lại lịch năm tới, tính thêm các ngày tốt xấu, Tiết khí, giờ chuyển tiết … sau đó trình lên nhà vua. Lịch được vua duyệt, mới được đem khắc in gọi là “Niên lịch” để cuối năm nhà vua thay Trời Đất ban bố lịch Âm cho quan dân dùng, ban Tiết khi cho dân cày cấy. Như vậy là theo lệ xưa, hàng năm đều có việc xem xét, chỉnh sửa lịch thậm chí sau khi đã ban bố “Niên lịch” mà còn phát hiện sai như sự kiện xảy ra vào năm Kỷ Dậu – 1849 thì vẫn sửa lại như chúng tôi đã nêu trong bài “Số liệu lịch 2008 cọc cạch về Tiết khí?” đăng tải ngày 27/05/2007. Việc này có ghi trong “Đại Nam thực lục”, Tập XXVII, trang 161.

Theo tôi được biết, vì có nhiều Nhà xuất bản có công văn hỏi Cục Xuất bản về số liệu lịch năm 2008 khiến người ta phải bàn lại số liệu này, nên vừa rồi có một cuộc họp tổ chức vào chiều ngày 14/6/07, nhưng xem chừng cuộc họp đó đã không đạt yêu cầu vì bị lái theo một hướng khác.

Thay vì cần bàn xem: nên dùng bộ số liệu nào cho chuẩn thì ông Dũng, người chuẩn bị nội dung cuộc họp đã hướng vào chứng minh số liệu mình đưa ra là đã được phê duyệt từ trước.

Ngay thành phần cũng được mời theo chiều hướng đó. Cuộc họp bao gồm hầu hết là các nhà quản lý, duy nhất chỉ có ông Nguyễn Mậu Tùng – nguyên Trưởng Ban Lịch Nhà nước là nhà nghiên cứu lịch được dự. Ông Tùng cho biết, ông đã 78 tuổi rồi, đã nghỉ hưu 16 năm, nay mệt mỏi và ốm yếu lắm, vừa mổ mắt ở bênh viện Mắt về vào buổi sáng thì được mời đi họp ngay vào buổi chiểu, không được thông báo trước nội dung cuộc họp, nên chẳng biết gì để chuẩn bị, đến nơi chẳng thấy bạn hữu chuyên môn nào, nên cuối cùng ông cũng không nắm được rõ mục đích và kết luận của cuộc họp.

Nghe ông Tùng kể lại thì dường như cuộc họp chỉ nhằm khẳng định số liệu mà ông Dũng cấp ra là số liệu đã được thông qua từ năm 1992. Nếu có đúng như vậy thì số liệu đó càng lạc hậu nhiều so với tiến bộ khoa học của thế giới và cả của Việt Nam trong lĩnh vực này. Cuộc họp đã không hề quan tâm đến vấn đề cốt yếu là: nên chọn bộ số liệu nào cho thật sự khoa học, cho cập nhật, cho giới khoa học trong nước tâm phục khẩu phục, cho giới khoa học nước ngoài không chê cười vào đâu được.

Có thể cuộc họp đó đã làm thỏa mãn ông Dũng vì ông thanh minh “được” rằng mình đã lấy số liệu từ sách của ông Tùng chứ không phải là chọn một cách tùy tiện, cọc cạch.. Tuy tôi không rõ cuộc họp đó đã đi đến kết luận gì, nhưng tôi chắc rằng với cách làm ấy, nếu cứ quyết định in lịch theo số liệu của ông Dũng thì lịch in ra vẫn lâm vào tình trạng bị chỉ trích. Bởi điều căn bản là số liệu của ông Dũng không cập nhật, quá lạc hậu so với tiến bộ của khoa học. Mà trong thời đại “bùng nổ” thông tin hiện nay, “một ngày bằng 20 năm”, không cập nhật là lạc hậu, là không thể chấp nhận được. Theo tôi, cuộc họp không thành công.

Ông Tùng có nêu ý kiến là, giờ đây nên họp một Hồi đồng chuyên môn để tư vấn cho nhà quản lý quyết định số liệu lịch năm 2008, chứ một mình ông, đã nghỉ hưu lâu rồi không thể thay mặt giới chuyên môn mà nói lên tiếng nói quyết định trong vấn đề này được.

Tôi nghĩ rằng, ý kiến đó của ông Tùng là rất đúng. Riêng tôi chỉ là người nghiên cứu độc lập, không có trách nhiệm gì, chỉ quan tâm nhiều đến lịch cổ xa xưa và cũng còn vì một vài lý do riêng tư khác, tôi sẽ không tham gia Hội đồng chuyên môn sẽ lập này; nên tôi muốn qua diễn đàn này bày tỏ quan điểm riêng của mình, may ra có thể làm tài liệu tham khảo cho một vài thành viên của Hội đồng này chăng.

Sau bài viết của tôi “Số liệu lịch 2008 cọc cạch về Tiết khí?” đăng tải vào ngày 27/5/07, ông Đoàn Dũng cho biết ông lấy số liệu về lịch ở cuốn “Lịch Việt Nam 1901-2010” của Kỹ sư Nguyễn Mậu Tùng, in lần thứ 2 vào năm 2001, Nxb KH&KT. Có lẽ đó cũng là ý kiến chính được ông Dũng thuyết trình với tư cách là người chuẩn bị cho cuộc họp vừa nêu và trở thành nội dung chính của cuộc họp đó.

Ta hãy xem trong “Lời tác giả (Lần xuất bản thứ hai)”, ông Tùng viết: “Ngoài ra, cũng trong lần in này, chúng tôi có thêm được nguồn tư liệu mới của Hiệp hội Thiên văn Quốc tế nên đã chính xác hóa một số ngày tiết của những năm đầu thế kỷ XXI và đính chính một số lỗi về ấn loát trong lần xuất bản trước”.

Như vậy là ông Tùng đã làm 2 việc rất nghiêm túc: một là, “đính chính lại một số lỗi về ấn loát” – một việc làm mang tính khoa học và cầu thị mỗi khi sách được tái bản; hai là: “chính xác hóa một số ngày tiết” – là việc cập nhật tri thức khoa học rất cần thiết và đáng trân trọng. Thuộc phạm vi chúng ta đang bàn, ông Tùng đã sửa Tiết khí Cốc vũ từ ngày 20/4/2008 (lần in thứ nhất vào năm 1992, trang 242) thành ngày 19/4/2008 (in lần 2, năm 2001, trang 248).

Ở đây, cái ngày “19/4/2008” ấy có hai khả năng: Một là nếu nó được cập nhật, thì niên đại của nó là năm 2001, chưa qua lâu, nhưng chưa được duyệt. Hai là nếu nó được sửa do trước đây in ấn sai, thì niên đại của nó cùng với ngày “21/1/2008” là quá lâu, vào năm 1992, khiến cho con số “21/1/2008” là quá “lạc hậu” so với con số “20/1/2008” của các tác giả khác.

Nếu xét một cách nghiêm túc, cho dù ở đó có là việc “sửa lỗi ấn loát” đi nữa, nhưng không ghi chú rõ tại chỗ, thì về hình thức và nguyên tắc số liệu này cũng không được coi là thuộc bộ số liệu đã được Hội đồng nghiên cứu và xét duyệt lịch Nhà nước thông qua vào ngày 26/6/1992. Về nguyên tắc số liệu năm 2001, được sửa sau lần in và duyệt vào năm 1992 là bình đẳng về pháp lý với các bộ số liệu chưa được duyệt khác.

Nhưng nói cho cùng vấn đề được duyệt hay chưa được duyệt chỉ là nhằm biện minh cho ông Dũng đã chọn số liệu theo cách nào; mà điều đó không quan trọng bằng những số liệu đó có “sốt dẻo – cập nhật – thời sự” hay không? Bởi đó mới là tiêu chuẩn cao nhất của khoa học. Độc giả và các nhà xuất bản cần biết và mong mỏi điều đó. Vậy mà cuộc họp trên không giải đáp câu hỏi đó, không đáp ứng yêu cầu đó, nên xét cho cùng nó không thành công.

Tại sao, ngày xưa vua Tự Đức dám quyết sửa lại lịch cho đúng, cho dù lịch đã in ra, đã ban phát mà ngày nay ta lại không dám cập nhật, chọn lấy những gì là tinh túy nhất của khoa học hiện đại, khi lịch còn chưa in? Tất nhiên là nhà quản lý thì chưa thể vội tự mình khẳng định số liệu nào là tinh túy, hiện đại, cập nhật. Vậy thì, trước đây cũng như giờ đây – tuy đã muộn – nên sớm lập một Hội đồng khoa học như ông Tùng đề nghị. “Muộn còn hơn không”.

Đúng ra, ngay từ đầu năm, ông Dũng nên đề xuất ngay việc xin ý kiến một Hội đồng khoa học thì đâu đến nỗi bây giờ có chuyện phải bàn. Đó là sai lầm thứ nhất về quản lý của ông Dũng. Còn nếu muộn hơn thì: ngay sau khi có dư luận, ta xúc tiến ngay việc lập Hội đồng khoa học thì có lẽ bây giờ cũng đã gần đi đến được kết luận cuối cùng rồi. Đó là sai lầm thứ hai về quản lý của ông Dũng. Đáng tiếc cuộc họp vừa rồi vẫn còn xoay quanh việc biện minh cho ông Dũng là không tùy tiện. Nêu bây giờ mà ông Dũng vẫn không dựa vào một Hội đồng khoa học thì sẽ là sai lầm thứ ba về quản lý. “Quá tam ba bận”. Sai lầm cuối cùng này sẽ không gỡ được.

Về phần mình, tôi muốn tham khảo thêm các dữ liệu để có thể bày tỏ ý kiến riêng của mình.

Trong bài “Lịch năm 2008: Không được cung cấp số liệu sai!” đăng tải trên VietNamNet, ngày 31/5/2007, Thạc sĩ Trần Tiến Bình có cung cấp thêm số liệu của ông Hồ Ngọc Đức, hiện ở CHLB Đức, công bố trên Website của mình (http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/).. So với số liệu của ông Bình, chỉ lệch nhau khoảng 2 phút, nhưng quan trọng là về ngày Tiết khí thì hoàn toàn giống nhau.

Để có một dữ liệu đủ tin, tôi hỏi Giáo sư Edward M. Reingold – một chuyên gia hàng đầu thế giới về lịch pháp hiện nay - ở Viện Công nghệ Illinois, Chicago, Hoa Kỳ. Giáo sư đã gửi cho tôi lịch ông tính theo múi giờ 7 của VN năm 2008. Tôi thấy các Tiết khí hoàn toàn giống với lịch của Hồ Ngọc Đức. Nhân thể, tôi cũng muốn thông báo rằng, GS Reingold rất quan tâm đến lịch Việt Nam, trước đây, ông đã tính lịch theo múi giờ 7 của Việt Nam cho thế kỷ XX và XXI, và thông báo với tôi rằng, kết quả của ông về lịch thế kỷ XXI trùng với của Trần Tiến Bình trong cuốn “Lịch Việt Nam thế kỷ XX-XXI (1901-2100)”, Nxb VH-TT, 2005, nhưng ông nhận thấy cuối thế kỷ XX, lịch năm Đinh Sửu – 1997: tháng Mười một nên là thiếu, tháng Chạp nên là đủ, còn lịch của ta tính không chính xác, ngược lại với số liệu trên.

Tôi đã thông báo lại với Giáo sư rằng, đó là số liệu được tính từ năm 1967, còn vào năm 2005, ông Trần Tiến Bình có tính lại, đã phát hiện sự thiếu chính xác này và ghi chú ở trang 69 sách vừa dẫn, chỉ có điều, việc đó đã đi vào “quá khứ lịch sử” nên chúng ta đành phải chấp nhận sự thiếu chính xác đó mỗi khi tra cứu. Liệu ta có nên để đến một lúc nào đó các nhà khoa học nước ngoại lại hỏi: số liệu lịch năm 2008 của các ông không chính xác?

Như vậy, đối với tôi, tôi xem như số liệu của Trần Tiến Bình đã được sự phản biện không chính thức của một học giả nước ngoài, của một nhà khoa học VN tại nước ngoài.

Chúng tôi xin lập thành bảng cho dễ nhìn:

Tiết khí

NMTùng 1

NMTùng 2

T T Bình

Hồ N Đức

Reingold EM

Đoàn Dũng

Đại hàn

21-1-2008

21-1-2008

20-1-2008

20-1-2008

20-1-2008

21-1-2008

Cốc vũ

20-4-2008

19-4-2008

19-4-2008

19-4-2008

19-4-2008

19-4-2008

Năm công bố

1992

2001

2005

2007

2007

2007

Duyệt chưa?

Đã

Chưa

Chưa



Chưa

Tính toán?

Không

Bây giờ, tôi xin nêu ý kiến riêng, rất chủ quan của mình là: chúng ta nên học tập người xưa: thật sự cầu thị, dùng cái gì tiên tiến nhất, cập nhật, không nên bảo thủ rồi dùng những kết quả tính toán cũ với một phương pháp quá cũ. Tức là nên theo số liệu của Thạc sĩ Trần Tiến Bình.

Ông Tùng còn cho biết, trong cuộc họp trên có ý kiến: sắp tới đây sẽ duyệt lịch Việt Nam cho 10 năm từ 2011 đến 2020. Về chuyện này, tôi cũng muốn nói luôn ý kiến riêng, chủ quan của mình là: nên nhìn xa một chút, duyệt luôn lịch cho đến năm 2100. Bởi đến bây giờ, GS Reingold cũng đã tính lịch VN đến năm đó. Ta còn thấy Trung Quốc đã công bố lịch thế kỷ XXI và thậm chí lịch này đã được dịch sang tiếng Việt bởi Lê Khánh Trường và bán đầy trong các hiệu sách. GS Reingold có tặng tôi cuốn “Calendrical Tabulations 1900-2200”, ở đó in 10 lịch khác nhau, có lịch TQ 300 năm, tức là đến năm 2200. Ông còn muốn đưa lịch Việt Nam (đúng hơn là lịch múi giờ 7 – vì lịch đó chưa được Hội đồng của ta duyệt) vào sách của mình khi tái bản. Nếu vậy là, lịch múi giờ 7 sẽ có thể được người nước ngoài công bố trước ta. Bởi thế, ta không nên làm ăn quá “cò con”.

Cuộc họp vừa rồi với một ý đồ rõ rệt đã diễn ra rất chóng vánh, khiến tôi nghĩ đến việc lập và họp một Hội đồng khoa học tuy có khó hơn một chút ít, nhưng nếu không bị ai đó cố tình ngăn cản như năm 2002 và đừng luẩn quẩn ở mục tiêu cố gắng bảo vệ và tìm cách biện minh cho những số liệu đã trót cung cấp cho các Nhà xuất bản mà quyết tâm làm lại từ đầu với tinh thần cầu thị và khoa học thì chắc chắn Hội đồng Khoa học đã được lập và cũng gần làm xong nhiệm vụ của nó.

Tôi xem như đây là một bức thư ngỏ gửi tới các thành viên của Hội đồng Khoa học sẽ họp để quyết định số liệu lịch năm 2008 mà tôi không có điều kiện tham gia. Mong được độc giả cho thêm ý kiến và được các thành viên của Hội đồng sắp họp tham khảo.

Hà nội, 18/06/2007

  • PGS-TS Lê thành Lân

Hệ số can chi và lục thập hoa giáp

Hệ số can chi:

Hệ số quan trọng nhất trong lịch pháp phương Đông là hệ số 10 (thập can), hệ số 12 thập nhị chi, hệ số 60 tức lục thập hoa giáp, 6 chu kỳ hàng chi kết hợp với 10 chu kỳ hàng can 6x10=60 (lục giáp).

Thập can( tức là 10 thiên can): theo thứ tự:

1 - Giáp

2 - Ất

3 - Bính

4 - Đinh

5 - Mậu

6 - Kỷ

7 - Canh

8 - Tân

9 - Nhâm

10 - Quý

Thập nhị chi (12 địa chi): theo thứ tự:

1 - Tý

2 - Sửu

3 - Dần

4 - Mão

5 - Thìn

6 - Tỵ

7 - Ngọ

8 - Mùi

9 - Thân

10 - Dậu

11 - Tuất

12 - Hợi

Can chi nào là số lẻ là dương, can chi nào là số chẵn là âm. Dương can chỉ kết hợp với dương chi, âm can chỉ kết hợp với âm chi.

Sự kết hợp hàng can với ngũ hành và tứ phương

Giáp

: Dương mộc

Phương Đông

Ất

: Âm mộc

Phương Đông

Bính

: Dương hoả

Phương Nam

Đinh

: Âm Hoả

Phương Nam

Mậu

: Dương Thổ

Trung ương

Kỷ

: Âm thổ

Trung ương

Canh

: Dương Kim

Phương Tây

Tân

: Âm Kim

Phương Tây

Nhâm

: Dương Thuỷ

Phương Bắc

Quý

: Âm Thuỷ

Phương Bắc

Sự kết hợp hàng chi với ngũ hành và tứ phương:

Hợi

: Âm Thuỷ

Phương Bắc

: Dương Thuỷ

Phương Bắc

Dần

: Dương mộc

Phương Đông

Mão

: Âm mộc

Phương Đông

Ngọ

: Dương hoả

Phương Nam

Tỵ

: Âm Hoả

Phương Nam

Thân

: Dương Kim

Phương Tây

Dậu

: Âm Kim

Phương Tây

Sửu

: Âm thổ

Phân bố đều bốn phương

Thìn

: Dương Thổ

Phân bố đều bốn phương

Mùi

: Âm thổ

Phân bố đều bốn phương

Tuất

: Dương Thổ

Phân bố đều bốn phương

Can chi tương hình, tương xung, tương hại, tương hoá, tương hợp;

Tương hình(xấu) (chỉ tính hàng chi):

Trong 12 chi có 8 chi nằm trong 3 loại chống đối nhau:

1.Tý và Mão Chống nhau

2. Dần, Tỵ và Thân Chống nhau

3. Sửu, Mùi và Tuất Chống nhau

Và hai loại tự hình: Thìn chống thìn, Ngọ chống Ngọ (chỉ có Dậu và Hợi là không chống ai)

Tương xung (xấu) hàng can có 4 cặp tương xung (gọi là tứ xung).

Giáp (Phương Đông) xung với Canh (Phương Tây) đều Dương

Ất (Phương Đông) xung với Tân (Phương Tây) đều Âm.

Bính (Phương Nam) xung với Nhâm(Phương Bắc) đều Dương.

Đinh (Phương Nam) xung với Quý (Phương Bắc) đều Âm.

Hàng chi có 6 cặp tương xung (gọi là lục xung):

1 - Tý xung

7 - Ngọ (đều Dương và Thuỷ Hoả xung khắc)

2 - Sửu xung

8 - Mùi (đều Âm)

3 - Dần xung

9 - Thân (đều Dương và Kim Mộc xung khắc)

4 - Mão xung

10 - Dậu (đều Âm và Kim mộc xung khắc)

5 - Thìn xung

11 -Tuất (đều Dương)

6 - Tỵ xung

12 - Hợi (đều Âm và Thuỷ Hoả xung khắc)

  • Phương Đông Tây Nam Bắc đối nhau.
  • Khí tiết nóng lạnh khác nhau.

o Tương hại (xấu) có 6 cặp hàng chi hại nhau:

1. Tý - Mùi
2. Sửu – Ngọ
3. Dần - Tỵ

4. Mão - Thìn
5. Thân - Hợi
6. Dậu - Tuất

o Tương hoá (tốt) theo hàng can có 5 cặp tương hoá (đối xứng nhau).

1. Giáp-Kỷ hoá Thổ (âm dương điều hoà).

2. Ất-Canh hoá Kim (âm dương điều hoà).

3. Bính-Tân hoá Thuỷ (âm dương điều hoà).

4. Đinh-Nhâm hoá Mộc (âm dương điều hoà).

5. Mậu-Quý hoá Hoả (âm dương điều hoà).

Tuy phương đối nhau nhưng một âm một dương, âm dương điều hoà trở thành tương hoá, hoá để hợp.

o Tương hoá (tốt): Trong 12 chi có hai loại: lục hợp và tam hợp.

Lục hợp:

Tý và Sửu hợp Thổ.

Dần và Hợi hợp Mộc.

Mão và Tuất hợp Hoả.

Thìn và Dậu hợp Kim.

Thân và Tỵ hợp Thuỷ.

Ngọ và Mùi : thái dương hợp thái âm.

Thuyết “ Tam mệnh thông hội” giải thích rằng: hễ hoà hợp, âm dương tương hoà, thì khí âm khí dương hợp nhau. Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất là 6 dương chi gặp Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi 6 âm chi. Một âm một dương hoà hợp với nhau.

Tam hợp có 4 nhóm : cách 3

1. Thân Tý, Thìn hợp Thuỷ.

2. Hợi, mão, Mùi hợp mộc.

3. Dần, Ngọ, Tuất hợp Hoả.

4. Tỵ, Dậu, Sửu hợp Kim.