Tết năm 2010 (tet nam 2010 )

inlichtet.com
Đã tháng tư rồi, thời gian nhanh lắm, đã qua cái tết 2009 đầy bận rộn với công việc và những vấn đề rắc rối khi lạm phát xẩy ra, bây giờ chắc mọi người đã quen dần với nó, người người, nhà nhà lạm phát. Đến bó rau muống cũng "lạm"
Hiện chúng tôi đã có mẫu lịch cho năm mới. Và đang tiến hành thiết kế thêm nhiều mẫu lịch cho năm mới để cuối năm cho ra nhiều sản phẩm đẹp mắt cho quý khách. inlichtet.com

Tết ở Việt Nam

Tết Nguyên Ðán

inlichtet.comMột năm, người Việt có nhiều lễ, tết, riêng Tết Nguyên Ðán (đúng mồng một tháng giêng âm lịch) là ngày tết lớn nhất nên còn được gọi là tất cả. Ðây là thời điểm kết thúc mùa màng, mọi người rảnh rỗi nghỉ ngơi vui chơi, thăm viếng lẫn nhau... và cũng là lúc giao thời của đông tàn xuân tới.

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, Tết Nguyên Ðán trước hết là tết của gia đình. Chiều 30 tết, nhà nhà làm lễ cúng "rước" gia tiên và gia thần, thể hiện tình cảm uống nước nhớ nguồn. Trong 3 ngày tết diễn ra 3 cuộc gặp gỡ lớn ngay tại một nhà.

- Thứ nhất là cuộc "gặp gỡ" của các gia thần: Tiên sư hay Nghệ sư - vị tổ đầu tiên dạy nghề gia đình mình đang làm. Thổ công - thần giữ đất nơi mình ở và Táo quân - thần coi việc nấu ăn của mọi người trong nhà.

- Thứ hai là cuộc "gặp gỡ" tổ tiên, ông bà... những người đã khuất. Nhân dân quan niệm hương hồn người đã khuất cũng về với con cháu vào dịp Tết.

- Thứ ba là cuộc gặp gỡ của những người trong nhà. Như một thói quen linh thiêng và bền vững nhất, mỗi năm tết đến, dù đang ở đâu làm gì... hầu như ai cũng mong muốn và cố gắng trở về đoàn tụ với gia đình.

Tết Khai Hạ

Theo cách tính của người xưa, ngày mùng Một tháng Giêng ứng vào gà, mùng Hai - chó, mùng Ba - lợn, mùng Bốn - dê, mùng Năm - trâu, mùng Sáu - ngựa, mùng Bảy - người, mùng Tám - lúa. Trong 8 ngày đầu năm cứ ngày nào sáng sủa thì coi như giống thuộc về ngày ấy cả năm được tốt. Vì vậy, đến mùng Bảy, thấy trời tạnh ráo thì người ta tin cả năm mọi người sẽ gặp may mắn, hạnh phúc.

Mùng Bảy kết thúc Tết Nguyên Ðán thì cũng là lúc bắt đầu Tết Khai Hạ - Tết mở đầu ngày vui để chào mùa Xuân mới.

Tết Thượng Nguyên

Tết Thượng Nguyên (Tết Nguyên Tiêu) vào đúng rằm tháng Giêng - ngày trăng tròn đầu tiên của năm. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa chiền vì Rằm tháng Giêng còn là ngày vía của Phật tổ. Thành ngữ: "Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng" xuất phát từ đó. Sau khi đi chùa, mọi người về nhà họp mặt cúng gia tiên và ăn cỗ.

Tết Hàn Thực

"Hàn thực" nghĩa là ăn đồ nguội. Tết này, vào ngày mùng Ba tháng Ba (âm lịch).

Thời Xuân Thu ở Trung Quốc, Công tử Trung Nhĩ (về sau là vua Tấn Văn Công) khi gặp cảnh loạn lạc, đói quá, được Giới Tử Thôi cắt thịt đùi mình nấu dâng cho ăn. Sau 19 năm phiêu bạt, Trung Nhĩ lại trở về nắm giữ vương quyền nước Tần. Vua ban thưởng cho tất cả những người đã cùng mình nếm mật nằm gai, nhưng lại quên mất Tử Thôi! Tử Thôi đưa mẹ vào sống ở núi Ðiền. Lúc vua nhớ ra, cho người tới mời mà không được. Vua sai đốt rừng để Tử Thôi phải ra. Nhưng Tử Thôi không chịu và hai mẹ con cùng chết cháy! Ðau xót, vua sai lập miếu thờ trên núi. Hôm ấy đúng ngày mùng Ba tháng Ba.

Người đời thương Tử Thôi nên mỗi năm, đến ngày đó thì kiêng đốt lửa mà chỉ ăn đồ nguội đã nấu sẵn.

Từ thời Lý (1010 - 1225) nhân dân ta đã tiếp nhập Tết này và thường làm bánh trôi, bánh chay để thay cho đồ nguội. Nhưng mục đích chủ yếu là để cúng gia tiên chứ ít ai rõ chuyện Giới Tử Thôi! Hiện nay, Tết này vẫn còn đậm nét ở miền Bắc, nhất là tại các vùng thuộc tỉnh Hà Tây.

Tết Thanh Minh

Thanh Minh trong tiết tháng Ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh (truyện Kiều)


"Thanh minh" có nghĩa là trời trong sáng. Nhân có người ta đi thăm mồ mả của những người thân. Tết Thanh Minh - thường vào tháng Ba âm lịch - trở thành lễ tảo mộ. Ði thăm mộ, nếu thấy cỏ rậm thì phát quang, đất khuyết lở thì đắp lại cho đầy... rồi về nhà làm cỗ cúng gia tiên.

Tết Trung Nguyên

Tết Trung nguyên vào Rằm tháng Bảy. Người xưa tin theo sách Phật, coi hôm ấy là ngày vong nhân được xá tội, ngày báo hiếu cha mẹ... nên tại các chùa thường làm chay chẩn tế và cầu kinh Vu lan. Vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch có 2 ngày lễ cúng:

- Lễ cúng được truyền tụng lâu đời trong dân gian: "Tháng 7, ngày rằm xá tội vong nhân" (tha tội cho tất cả người chết), nhiều người gọi là cúng cô hồn các đảng. Quan niệm dân gian cho rằng đây là lễ cúng những linh hồn vật vờ lang thang không nơi nương tựa, không còn người thân ở trần gian để thờ phụng hoặc thất lạc, hoặc vì một oan khiên nào đó...

- Cũng ngày Rằm tháng Bảy còn có lễ Vu lan, xuất phát từ tích truyện Ðại Mục Kiều Liên. Vu lan được coi là lễ cầu siêu giải thoát cho ông bà cha mẹ bảy đời, xuất phát từ lòng báo hiếu. Trong những năm gần đây, trong lễ Vu lan còn có tục "Bông Hồng cài áo" thể hiện lòng hiếu thảo của con đối với cha mẹ.

Tết Trùng Cửu

Mùng Chín tháng Chín (âm lịch) là Tết Trùng Cửu. Tết này bắt nguồn từ sự tích của đạo Lão. Thời Hán, có người tên gọi là Hoàn Cảnh, đi học phép tiên. Một hôm thầy bào Hoàn Cảnh khuyên mỗi người trong nhà nên may một túi lụa đựng hoa cúc, rồi lên chỗ cao mà trú ngụ. Quả nhiên, ngày Chín tháng Chín có lụt to, ngập hết làng mạc. Nhờ làm theo lời thầy, Hoàn Cảnh và gia đình thoát nạn.

Từ xưa, nho sĩ nước ta đã theo lễ này, nhưng lại biến thành cuộc du ngoạn núi non, uống rượu cúc - gọi là thưởng Tết Trùng Dương.

Tết Trùng Thập

Ðây là Tết của các thầy thuốc. Theo sách Dược lễ thì đến ngày Mười tháng Mười, cây thuốc mới tụ được khí âm dương, mới kết được sắc tứ thời, trở nên tốt nhất. ở nông thôn Việt Nam, đến ngày đó người ta thường làm bánh dày, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc chứ không quan tâm mấy đến chuyện cây thuốc, thầy thuốc!

Tết Hạ Ngươn

Tết Hạ Ngươn (Tết Cơm mới) vào Rằm hay mùng Một tháng Mười. Ở nông thôn, Tết này được tổ chức rất lớn vì đây là dịp nấu cơm gạo mới - trước để cúng tổ tiên, sau để tự thưởng công cày cấy.

Tết Táo Quân

Tết Táo Quân vào ngày 23 tháng Chạp - người ta coi đây là ngày "vua bếp" lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua.

Theo truyền thuyết, xưa có hai vợ chồng nghèo khổ quá, phải bỏ nhau. Sau đó, người vợ lấy được chồng giàu. Một hôm, đang đốt vàng mã ngoài sân, thấy một người vào ăn xin, nhận ra chính là chồng cũ nên người vợ động lòng, đem cơm gạo, tiền bạc ra cho. Người chồng mới biết chuyện, nghi ngờ vợ. Người vợ đâm khó xử, lao vào bếp lửa tự thiêu. Người chồng cũ nặng tình, cũng nhảy vào lửa chết theo. Người chồng mới ân hận, đâm đầu vào lửa nốt! Trời thấy ba người đều có nghĩa nên phong cho họ làm "vua bếp". Từ tích đó mới có tục thờ cúng "Táo quân" và trong dân gian có câu: "Thế gian một vợ một chồng, không như vua bếp hai ông một bà". Ngày nay cứ đến phiên chợ 23 tháng Chạp hàng năm, mỗi gia đình thường mua hai mũ ông, một mũ bà bằng giấy và 3 con cá làm "ngựa" (cá chép hóa rồng) để Táo quân lên chầu trời. Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và 3 con cá chép được mang thả ở ao, hồ, sông...

Tết Trung Thu

Theo lịch pháp cổ đại Trung Quốc thì tháng tám âm lịch tháng giữa thu gọi là trọng (trọng có nghĩa là "ở giữa"). Ngày rằm tháng 8 là ở giữa trọng thu vì thế gọi là Trung Thu tiết hay Trọng Thu tiết.

Ðêm Trung Thu trăng sáng tỏa khắp trần gian, mọi người ngắm trăng tròn vành vạnh như chiếc mâm ngọc tự nhiên liên tưởng đến sự đoàn tụ. Những người xa quê nhìn trăng sáng mà như muốn gửi gắm tình cảm nhớ nhung của mình về với người thân, do đó người ta còn gọi Tết Trung Thu là Tết Ðoàn Viên.

Theo ghi chép của sử sách, các vua chúa cổ đại trước thời Tần Hán quy định mùa xuân thì tế thần mặt trời và mùa thu thì tế thần mặt trăng. Thời Tần Hán rất coi trọng phong tục này. Ðến đời Ðường việc tế trăng lại càng được coi trọng. Thời Minh Thanh (từ thế kỷ 13 cho đến đầu thế kỷ 20), Nguyệt Ðàn ở Bắc Kinh là nơi để Hoàng đế bái trăng. Thời Từ Hy Thái Hậu của nhà Thanh, mỗi lần Tết Trung thu thì ở Di Hòa Viên (Bắc Kinh) tổ chức lễ bái trăng rất linh đình, trọng thể. Bánh dùng để bái trăng thường rất to, trên mặt có hình cung Quảng Hàn, cây quế và hình ảnh Hằng Nga. Sau khi làm lễ bái trăng xong, bánh và hoa được đem phân phát cho các phi tần, thái giám và thị nữ trong hoàng cung.

Trong dân gian, phong tục tế trăng Trung Thu cũng rất đa dạng. Ðúng giờ ngắm trăng vui Tết, tất cả phụ nữ đều trở về nhà để dự buổi "đoàn viên". Mọi người trong nhà uống rượu đoàn viên, ăn bánh đoàn viên và ăn cơm ngắm trăng. Bánh đoàn viên tức là bánh Trung Thu ngày nay.

Việc cử lễ ngắm trăng thì thời Ngụy Tần đã có. Mỗi khi đến ngày này, các tửu lầu đều được trang hoàng rực rỡ. Ngoài việc tế trăng, ngắm trăng, ở tỉnh An Huy, thiếu niên nhi đồng còn tổ chức "múa rồng cỏ". Ở nông thôn Quảng Ðông có phong tục tổ chức đêm hoa đăng, dùng giấy màu, giấy bóng để làm nên hình dạng con cá, con tôm có thắp đèn cầy bên trong rất rực rỡ. Bên ngoài đèn nổi bật dòng chữ "Chúc mừng Trung Thu" và "Hoa đẹp trăng tròn".

Ăn bánh Trung Thu là nội dung quan trọng của ngày Tết Trung Thu. Bánh Trung Thu thời xưa làm rất nhỏ gọi là "tiểu binh" (bánh nhỏ), hoặc "cam binh" (bánh ngọt), vốn là lễ vật để dâng lên thần mặt trăng. Theo sử sách thì kinh thành Tràng An đời Ðường đã có tiệm bánh Trung Thu. Ðến đời Tống thì việc làm bánh Trung Thu rất thịnh hành và các tiệm bánh xuất hiện khắp kinh thành.

Còn Tết Trung Thu ở nước ta, có lẽ là được du nhập từ Trung Quốc vào qua các thời kỳ Bắc thuộc Tết Trung Thu với các tục tế trăng, ngắm trăng, ngâm thơ vịnh nguyệt chỉ giới hạn ở các bậc vua chúa và quan lại của triều đình phong kiến. Về sau, Tết Trung Thu mới được phổ biến ra ngoài dân gian. Tục ăn Tết Trung Thu rất thịnh hành dưới thời Pháp thuộc. Các tỉnh thành đều có múa lân, trẻ con vui chơi với các loại đèn Trung Thu như đèn cá trắm, đèn trái ấu, đèn kéo luân, đèn ông sao...được người lớn phát cho quà bánh gọi là bánh Trung Thu.

Lịch Sơn Phủ - quà độc đáo dịp năm mới

inlichtet.com theo DanTri - Sản phẩm sáng tạo, chứa đựng giá trị nguồn cội Việt sâu sắc, Lịch tết 2007 Gốm Phủ Sơn Đồng được xem là sự kết hợp khéo léo của người thợ thủ công khi sử dụng nguyên liệu gốm của làng cổ Bát Tràng và sơn thếp của làng tạc tượng Sơn Đồng nổi tiếng.

Mua Lịch Tết không chỉ là một thói quen với người tiêu dùng Việt mỗi dịp năm hết Tết đến mà còn là dịp để họ trang trí lại nhà cửa cũng như nhìn lại thành quả của một năm làm việc đã qua. Chính vì vậy, lịch Tết còn là món quà để tặng nhau, gia tăng mối thâm giao giữa những người bạn, giữa doanh nghiệp với bạn hàng và là dịp để Văn hóa Việt lên ngôi.

Chọn một tấm lịch Tết để đặt ở một vị trí trang trọng nhất trong nhà không phải là điều dễ. Bởi lịch luôn hiện diện trong không gian của bạn, dù là nơi giao tiếp, làm việc hay nghỉ ngơi. Người dễ tính, tấm lịch thế nào cũng được. Nhưng với những người cầu kỳ thì cố tìm cho được một sản phẩm thật độc đáo, để mỗi khi tiếp đãi bạn bè còn tự hào về “gu” thưởng thức của mình. Và vì thế, ngày càng có nhiều sản phẩm độc đáo đáp ứng những yêu cầu đó.

Lịch tết 2007 Gốm Phủ Sơn Đồng, một sản phẩm thủ công mà theo như những nghệ nhân làm ra nó thì “bản thân sản phẩm Lịch tết 2007 Gốm Phủ Sơn Đồng đã mang trong nó giá trị nguồn cội Việt, cái thần của bản sắc Việt ta đã được nhập vào trong đó”. Đột phá trong thiết kế sáng tạo chứa đựng giá trị nguồn cội Việt, Lịch tết 2007 Gốm Phủ Sơn Đồng được người thợ thủ công đã khéo léo tạo hợp từ nguyên liệu gốm của làng cổ Bát Tràng và sơn thếp quê của làng tạc tượng Sơn Đồng nổi tiếng. Ánh hào quang mà bản lịch phản chiếu do được sơn thếp dưới lớp bạc dát mỏng có thể duy trì độ bền tới 25 năm. Các hình tiết được làm bằng gốm Bát Tràng phủ sơn thếp làng Sơn Đồng như: lá dáy, quả mướp, con dơi, chùm nho… đã đa dạng các chọn lựa phù hợp với văn hóa, quan niệm lưỡng nghi của người Việt Nam.

Là sản phẩm của làng nghề truyền thống và được cung cấp độc quyền, lần đầu trên thị trường lịch bloc bởi công ty VN.design, Lịch Sơn Phủ sẽ là món quà độc đáo trong dịp năm mới mà người tặng còn gửi vào trong đó mối thâm tình, thâm giao cũng như lời chúc một năm mới an khang thịng vượng tới người nhận.

inlichtet.com

Tưng bừng chợ hoa ngày 30 Tết

Tưng bừng chợ hoa ngày 30 Tết

Thời tiết tại thủ đô lạnh 10 độ C không ngăn cản được niềm vui đón xuân khi chiều 30 Tết, người dân đổ về các trung tâm mua sắm hàng hóa chuẩn bị cho bữa cơm tất niên và đón năm mới. VnExpress.net ghi lại những hình ảnh này.

Chợ hoa Quảng An đông nghịt người cả ngày 30 Tết.
Phụ nữ người nước ngoài thích thú du ngoạn chụp ảnh.
Một bó hoa cúc vàng ngày cuối năm lên tới 50 ngàn một chục.
Những cành đào lẻ cũng góp phần làm tưng bừng sắc xuân ngoài phố.
Một trong số ít hàng hoa quả tại chợ Long Biên còn hoạt động. Những quả cam từ Hà Giang đang được khách hàng lựa chọn.
Chợ cóc vỉa hè phố Đội Cấn cũng nhiều màu sắc ngày cuối năm.
Một chị bán hàng phấn khởi khi bán được nốt những chiếc bánh chưng cuối cùng.
Gà sẵn nóng bốc hơi chờ khách, giá gà thịt sẵn tại chợ Đội Cấn 130 ngàn một kg.
Một góc nhỏ tại chợ Yên Phụ, nhiều người đi chợ chuẩn bị cho bữa cơm tất niên.
Xôi gấc đỏ là thứ không thể thiếu trên ban thờ đêm 30.
Tại chợ Nghĩa Đô, 100 ngàn một kg gà sống .
Dịch vụ thịt tại chỗ chợ Nghĩa Đô hoạt động hết công suất.
Phố Hàng Buồm nhiều màu sắc của bánh mứt kẹo ngày Tết.
Không chỉ bánh kẹo, tại đây còn có một cửa hàng bán gà, vịt quay.
Siêu thị dù không còn cảnh tấp nập nhưng vẫn mở cửa kinh doanh đón khách.

inlichtet.comHoàng Hà

Bừng sắc xuân

Ý tưởng đề cao sự đơn giản về đường nét hình khối, tính hiện đại, tiện nghi và tối đa hóa độ thỏa dụng, không quá cầu kỳ về chi tiết, màu sắc để tạo sự linh hoạt về trang trí nội thất cho gia chủ đã được người thiết kế đặt ra khi cải tạo căn hộ này.

Đón chào mùa xuân mới, những món đồ trang trí đơn giản với gam màu chủ đạo là đỏ và xanh lá cây trên gam màu trắng sáng sẵn có và một vài sắp đặt nho nhỏ bên bàn trà, kệ tivi hay các ô cửa vừa đủ góp phần tạo nên không khí ấm áp, an lành cho không gian nội thất.



Phòng khách - sinh hoạt chung cần rộng rãi, thân thiện được gia chủ và KTS ưu tiên hàng đầu trong phương án thay đổi các phòng chức năng, được thực hiện bằng cách "hy sinh" một phòng ngủ không cần thiết, thay đổi vị trí một số vách ngăn, để taọ nên không gian mở với khu vực bếp - phòng ăn đồng thời giúp tận dụng tối đa hướng nhìn ra các cửa sổ và ban công với khu vườn nhỏ.

Sự đơn giản, vuông vắn, thông thoáng, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và hướng tới thiên nhiên tiếp tục được áp dụng cho phòng ngủ với ô cửa sổ lớn hướng ra ban công; toilet được ngăn cách với giường cũng chỉ bởi hai vách kính lớn để không hạn chế hướng nhìn.



xuan2.jpg

Trắng là gam màu chủ đạo cho toàn bộ các mảng tường, trần trong căn hộ để tạo nên tấm phông nền cho sự phô diễn của đồ gỗ và các mảng trang trí. Phòng khách tạo nên sự sống động thân thiện bằng hệ tủ tường kết hợp với giá trang trí, bể cá cảnh và một mảng tranh kính khổ lớn chạy suốt mảng tường đối diện với họa tiết trắng - đỏ tạo điểm nhấn.

Vì thế, các món đồ decor cũng được lựa chọn trên cơ sở kết hợp 3 màu đỏ - lá cây - trắng để tạo nên sự đồng điệu. Không gian bếp - phòng ăn cũng tuân thủ theo cách kết hợp này bằng cách tạo khu vườn xanh ngoài ban công, tủ bếp màu nâu đỏ tạo điểm nhấn giữa các mảng tường và bàn ăn màu trắng, ghi sáng.


Gia chủ là một người mến khách, thân thiện, có gu thẩm mĩ và điều này đã được thể hiện khá thành công qua không gian tiếp khách - sinh hoạt chung trong căn hộ mới cải tạo của chị.

inlichtet (Theo: Tiêu dùng)

Tâm giao với Xuân

Bình thơ: Gặp Xuân

Tam giao voi Xuan
Có một người tự nhận mình là bạn với xuân, tự mình rót rượu mời xuân và cầm tay xuân giữ lại nhà vui ngày năm mới. Đó là Tản Đà. Người thơ vốn cô đơn, nhưng không ngờ nỗi cô đơn của Tản Đà vào dịp đầu xuân lại nghiêm trọng đến thế.

...Gặp ta nay xuân chớ lạ lùng
Tóc có khác nhưng lòng ta chẳng khác
Nhớ từ thuở biết xuân bốn chín năm về trước
Vẫn rượu thơ non nước thú làm vui...

Chào nhau thân mật thế, để rồi đến khi rượu vào lời ra, tâm tình cởi mở, Tản Đà dốc tâm sự vào tứ thơ tuyệt chiêu:

Dẫu trăm năm gặp gỡ đủ trăm lần
Thơ với rượu cùng xuân ta cứ thế
Ngoài trăm tuổi vắng ta trong trần thế
Xuân nhớ ta chưa dễ biết đâu tìm.

Bất ngờ thật, ý niệm của Tản Đà về "cõi nhân sinh còn mất" không phải ít lần gặp phải trong thơ, nhưng hốt nhiên giữa ngày xuân uống rượu với nàng xuân, bỗng thốt ra câu tâm sự tự đáy lòng như thế, thật rất đỗi đáng thương.

Tình xuân đến thế ư, cô đơn đến thế ư, nói chuyện với xuân thiệt tình như thể nói chuyện với bạn tâm giao. Mà, xét thực tế ra thì nhà thơ đang nói với mình đấy thôi. Ngày xuân một mình một chén rượu, tưởng tượng ra đối diện là nàng thơ mà hạ bút được câu thơ thần sắc như vậy, cũng không uổng một quãng đời cô đơn trống vắng.

Vâng, đối diện với mình trong cô lặng, cũng là đối diện với cả vũ trụ bằng thần thái và cung bậc tình cảm của kẻ tâm giao.

LAM ĐIỀN

GẶP XUÂN

Gặp xuân ta giữ xuân chơi
Câu thơ chén rượu là nơi đi về
Hết xuân cạn chén xuân về
Ngàn thu nét mực thơ đề vẫn xuân

Xuân ơi xuân hỡi
Vắng xuân lâu ta vẫn đợi chờ mong
Trải bao nhiêu ngày tháng hạ thu đông
Ròng rã nỗi nhớ nhung xuân có biết

Khứ tuế xuân quy sầu cửu biệt
Kim niên xuân đáo khánh tương phùng
Gặp ta nay xuân chớ lạ lùng
Tóc có khác nhưng lòng ta chẳng khác

Nhớ từ thuở biết xuân bốn chín năm về trước
Vẫn rượu thơ non nước thú làm vui
Đến xuân nay ta tuổi đã năm mươi
Tính trăm tuổi đời người ta có nửa

Còn sau nữa lại bao nhiêu xuân nữa
Mặc trời cho ta chửa hỏi làm chi
Sẵn rượu đào xuân uống với ta đi
Chỗ quen biết kể gì ai chủ khách

Thiên cổ vị văn song Lý Bạch
Nhất niên hà đắc lưỡng Đông quân
Dẫu trăm năm gặp gỡ đủ trăm lần
Thơ với rượu cùng xuân ta cứ thế
Ngoài trăm tuổi vắng ta trong trần thế
Xuân nhớ ta chưa dễ biết đâu tìm
Cùng nhau nay hãy uống thêm...

TẢN ĐÀ

inlichtet.com (Theo_TuoiTre)

Chọn Quà Tết ý nghĩa

Chon qua Tet y nghia
Một cành đào xuân cũng là món quà ý nghĩa. Ảnh: Hoàng Hà.

Tết là dịp người ta dành tặng nhau những món quà giàu ý nghĩa. Nhưng bạn cũng chớ tùy tiện tặng mèo, mực hay dao nĩa... kẻo người nhận lại nghĩ họ đang bị "trù ẻo".

1. Áo mới: Với người già, tấm khăn nhung, mảnh vải đẹp là món quà ý nghĩa. Các cụ ngày xưa tiết kiệm cả năm, mỗi dịp lễ lạt mới dám mang áo mới ra mặc. Qua món quà này, con cháu muốn cầu chúc ông bà luôn mạnh khỏe.

2. Gà trống: Tượng trưng cho những đức tính cao đẹp như vũ (oai phong, lẫm liệt), nhân (khi kiếm được thức ăn luôn gọi bầy), tín (ngày nào cũng gáy đúng giờ). Khi tặng gà trống, người con muốn thể hiện sự kính trọng và khẳng định cha mẹ luôn là chỗ dựa vững chắc cho mình. Nhiều anh con rể, qua món quà này cũng muốn thể hiện mình là một người đứng đắn, anh chồng tốt, xứng đáng để con gái các cụ trao thân, gửi phận.

3. Cành đào: Mọi người thường biếu cành đào để chưng ngày Tết và trừ ma quỷ. Chuyện kể rằng, cây đào là nơi trú ngụ của hai vị thần cai quản lũ quỷ. Khi ma quỷ đến phá phách nhà cửa, người dân chỉ cần chưng cành đào, chúng sẽ sợ mất vía và dạt ra xa.

4. Gạo mới: Tùy từng nơi, người dân quê thường đem dăm cân nếp hoặc gạo tám thơm mới gặt để bố mẹ thổi xôi, nấu cơm cúng năm mới. Con cái dâng những món quà này với mong muốn đền đáp công ơn của bậc sinh thành, để bố mẹ no đủ cả năm.

5. Bầu rượu: Người xưa hay đựng rượu trong quả bầu, sau này là bầu rượu bằng gốm. Người ta tặng nhau những bầu rượu ngon nhất, quý nhất bởi theo họ, đó chính là nơi chứa đựng tinh túy của trời đất. Bầu rượu sẽ đem đến sự sung túc, phồn vinh cho cả nhà trong năm mới. Ngày nay, bầu rượu đã được thay thế bằng chai rượu hiện đại, nhưng ý nghĩa vẫn không có gì thay đổi.

6. Bánh chưng: Hàng xóm láng giềng thân tình thường chọn vài cặp bánh chưng đẹp mang biếu nhau trước Tết. Bánh chưng biểu tượng cho đất, dùng để cúng tổ tiên, trời đất với hy vọng một năm mới đủ đầy.

7. Các món đồ có màu đỏ: Các món quà ngày xuân thường có màu sắc vui tươi. Không phải ngẫu nhiên màu đỏ được ưa chuộng trong dịp này. Đó là màu của bao lì xì, của mảnh hồng điều viết chữ phúc, chữ tâm... Đỏ còn là màu trang phục của các cụ thượng thọ ngày xưa. Sắc đỏ tượng trưng cho điều vui, may mắn, sự hanh thông.

Quả dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng thể hiện sự chân thành của người biếu, mong muốn gửi điều may mắn nhất cho nhau. Đó là lý do mọi người sẵn sàng trả nhiều tiền để chọn cặp dưa đỏ nhất, ngọt nhất.

8. Tranh: Trong dịp Tết, người ta cũng thường tặng nhau tranh dân gian. Bức tranh Đông Hồ có cảnh đàn gà con quây quần quanh mẹ là lời chúc bình an vô sự, con đàn cháu đống của người tặng. Bức tranh có đàn lợn béo thay lời chúc cuộc sống sung túc, đầy đủ cả năm. Bức "Vinh hoa" rất hợp tặng cho vợ chồng mới cưới, chúc họ sớm có con.

9. Dầu: Ở Nam bộ, người dân quê có khi tặng nhau chai dầu ăn thay lời chúc phát tài (dầu = giàu).

10. Chó: Có người còn tặng nhau những chú cún con xinh xắn, bởi họ cho rằng, chó thường mang đến điều may. Tiếng sủa "gâu gâu" của chó nghe như chữ "giàu". Qua món quà này, người ta còn mong muốn sự hợp tác lâu dài, làm ăn suôn sẻ.

Không nên tặng:

Theo tâm lý chung, người ta thường biếu nhau những món quà đẹp nhất, ý nghĩa nhất. Tất cả những gì xuất phát từ thành ý đều có thể biến thành quà tặng. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với một số vật tượng trưng cho điều không may. Nhiều người kiêng tặng đồ có màu đen hoặc màu trắng.

1. Đồng hồ: Đồng hồ tượng trưng cho thời gian nên khi nhận được món quà này, một số người sẽ nghĩ rằng thời gian của họ sắp hết. Theo tiếng Hoa, "đồng hồ" đọc là "zhong", làm người ta liên tưởng đến cái chết, sự kết thúc.

2. Mèo: Đừng nên tặng mèo, dù chú mèo đó xinh xắn, dễ thương đi chăng nữa. Tiếng kêu của mèo dễ làm người ta liên tưởng đến chữ "nghèo", điều xui xẻo.

3. Thuốc men: Nếu bạn tặng thuốc, người mê tín sẽ nghĩ ngay đến đau ốm, bệnh tật. Đầu năm bị ốm thì cả năm sẽ không suôn sẻ.

4. Con mực: Đi chơi biển về, nhiều người hay gửi tặng bạn bè, người thân vài con khô mực để làm quà. Tuy nhiên, đừng nên tặng món ăn này vào dịp Tết vì nhiều người quan niệm, nhận mực sẽ bị đen đủi cả năm. Tương tự như vậy, nếu bạn tặng lọ mực, người ta sẽ nghĩ rằng bạn đang "trù ẻo" họ.

5. Dao, kéo: Người ta có thể tặng nhau bộ dao, nĩa sang trọng, nhưng vào ngày Tết, món quà này lại có thể mang đến điềm xui. Người xưa quan niệm dao kéo sẽ đem đến sự xung khắc.

Cho và nhận ngày xưa là một hành vi văn hóa, vậy nên cần "có văn hóa tặng quà" và "văn hóa nhận quà". Người Việt Nam có tục cẩn thận trong mọi hành động, ứng xử vào ngày Tết để mang lại sự tốt lành, tránh bị "giông" suốt cả năm.

Theo thời gian, mức sống ngày càng cao hơn, nhiều loại bánh trái, quà cáp hiện đại đang dần thay thế những món quà truyền thống. Tuy nhiên, dù chọn quà gì, bạn hãy luôn tặng bằng tấm chân tình, không vụ lợi.

(Theo Tiếp Thị & Gia Đình)

Lịch Tết Ta

X E M N G À Y T Ế T V I Ệ T - N A M T H E O D Ư Ơ N G - L Ị C H

Thiên can
Địa chi
Ngày tháng
Năm
Thiên can
Địa chi
Ngày tháng
Năm
Đinh Dậu
02. 02
1897
Canh

28. 01
1960
Mậu Tuất 22. 01
1898
Tân
Sửu
15. 02
1961
Kỷ
Hợi
10. 02
1899
Nhâm
Dần 05. 02
1962
Canh 31. 01
1900
Quý
Mẹo 25. 01
1963
Tân
Sửu 19. 02
1901
Giáp Thìn 13. 02
1964
Nhâm Dần 08. 02
1902
Ất Tỵ
02. 02
1965
Quý
Mẹo
29. 01
1903
Bính Ngọ
21. 01
1966
Giáp Thìn 16 02
1904
Đinh Mùi
09. 02
1967
Ất Tỵ
04. 02
1905
Mậu Thân 30. 01
1968
Bính Ngọ
25. 01
1906
Kỷ Dậu 17. 02
1969
Đinh Mùi
13. 02
1907
Canh Tuất 06. 02
1970
Mậu Thân 02. 02
1908
Tân Hợi 27. 01
1971
Kỷ Dậu 22. 01
1909
Nhâm 15. 02
1972
Canh Tuất 10. 02
1910
Quý Sửu 03. 02
1973
Tân Hợi 30. 01
1911
Giáp Dần 23. 01
1974
Nhâm 18. 02
1912
Ất Mẹo 11. 02
1975
Quý Sửu 06. 02
1913
Bính Thìn 31. 01
1976
Giáp Dần 26. 01
1914
Đinh Tỵ
18. 02
1977
Ất Mẹo 14. 02
1915
Mậu Ngọ
07. 02
1978
Bính Thìn 03. 02
1916
Kỷ Mùi
28. 01
1979
Đinh Tỵ
23. 01
1917
Canh Thân 16. 02
1980
Mậu Ngọ
11. 02
1918
Tân Dậu 05. 02
1981
Kỷ Mùi
01. 02
1919
Nhâm Tuất 25. 01
1982
Canh Thân 20. 02
1920
Quý Hợi 13. 02
1983
Tân Dậu 08. 02
1921
Giáp 02. 02
1984
Nhâm Tuất 28. 01
1922
Ất Sửu 20. 02
1985
Quý Hợi 16. 02
1923
Bính Dần 09. 02
1986
Giáp 05. 02
1924
Đinh Mẹo 29. 01
1987
Ất Sửu 25. 01
1925
Mậu Thìn 17. 02
1988
Bính Dần 13. 02
1926
Kỷ Tỵ
06. 02
1989
Đinh Mẹo 02. 02
1927
Canh Ngọ
27. 01
1990
Mậu Thìn 23. 01
1928
Tân Mùi
15. 02
1991
Kỷ Tỵ
10. 02
1929
Nhâm Thân 04. 02
1992
Canh Ngọ
30. 01
1930
Quý Dậu 23. 01
1993
Tân Mùi
17. 02
1931
Giáp Tuất 10. 02
1994
Nhâm Thân 06. 02
1932
Ất Hợi 31. 01
1995
Quý Dậu 26. 01
1933
Bính 19. 02
1996
Giáp Tuất 14. 02
1934
Đinh Sửu 07. 02
1997
Ất Hợi 04. 02
1935
Mậu Dần 28. 01
1998
Bính 24. 01
1936
Kỷ Mẹo 16. 02
1999
Đinh Sửu 11. 02
1937
Canh Thìn 05. 02
2000
Mậu Dần
31. 01
1938
Tân Tỵ
24. 01
2001
Kỷ Mẹo 19. 02
1939
Nhâm Ngọ
12. 02
2002
Canh Thìn
08. 02
1940
Quý
Mùi
01. 02
2003
Tân Tỵ
27. 01
1941
Giáp Thân 22. 01
2004
Nhâm Ngọ
15. 02
1942
Ất Dậu
09. 02
2005
Quý
Mùi
05. 02
1943
Bính Tuất
29. 01
2006
Giáp
Thân
25. 01
1944
Đinh Hợi
18. 02
2007
Ất
Dậu
13. 02
1945
Mậu
07. 02
2008
Bính
Tuất
02. 02
1946
Kỷ Sửu
26. 01
2009
Đinh
Hợi
22. 01
1947
Canh Dần
14. 02
2010
Mậu

10. 02
1948
Tân Mẹo
03. 02
2011
Kỷ
Sửu
29. 01
1949
Nhâm Thìn
23. 01
2012
Canh
Dần
17. 02
1950
Quý
Tỵ
10. 02
2013
Tân
Mẹo
06. 02
1951
Giáp Ngọ
31. 01
2014
Nhâm
Thìn
27. 01
1952
Ất Mùi
19. 02
2015
Quý
Tỵ
14. 02
1953
Bính Thân 08. 02
2016
Giáp Ngọ
03. 02
1954
Đinh Dậu
28. 01
2017
Ất Mùi
24. 01
1955
Mậu Tuất
16. 02
2018
Bính Thân 12. 02
1956
Kỷ Hợi
05. 02
2019
Đinh Dậu
31. 01
1957
Canh
25. 01
2020
Mậu Tuất
18. 02
1958




Kỷ
Hợi
08. 02
1959